Có một Pù Luông bình yên ở Lang Chánh
Cái tên Pù Luông không còn xa lạ với du khách. Pù Luông là đỉnh núi cao nhất nằm trong Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Luông - nơi được mệnh danh là “thiên đường giữa đại ngàn” của xứ Thanh. Nhưng ít ai biết ở huyện Lang Chánh cũng có núi Pù Luông sừng sững “che mưa, chắn gió” cho những bản làng đồng bào Thái.
Trong tiếng Thái, Pù Luông là chỉ ngọn núi cao nhất. Vì thế, đồng bào người Thái dựng bản, lập mường ở đâu, họ sẽ gọi đỉnh cao nhất ở đó là Pù Luông. Ở Lang Chánh, núi Pù Luông “che mưa, chắn gió” cho 4 bản: Peo, Ngàm Pốc, Vặn, Tráng thuộc xã Yên Thắng.
Ôm ấp dưới chân núi Pù Luông là con suối Ngàm trong vắt, mát lạnh rì rào tuôn chảy suốt ngày đêm.
Qua cây cầu treo suối Ngàm là thung lũng lúa Ngàm Pốc, thung lũng hoa Mường Đeng...
Nơi đây, hàng chục ha ruộng bật thang nằm trải dài dọc thung lũng, được “tắm mát” và cung cấp phù sa bởi dòng suối Ngàm trong xanh.
Đi qua bản Ngàm Pốc, con đường độc đạo đến bản Peo ngổn ngang đá cuội to, nhỏ. Đặc biệt, đá cuộc cũng được người dân tận dụng làm hàng rào, lát sân, chuồng nuôi gia súc.
Bản Peo có 84 hộ dân sống quây quần bên hông núi Pù Luông. Ngay đầu bản là ngôi nhà sàn cổ gần 40 tuổi - điểm sinh hoạt chung của cộng đồng. Hiện tại, bản có 80 ngôi nhà sàn, bao gồm hơn 10 ngôi nhà sàn cổ bằng gỗ, còn lại được cách điệu, đổi mới bằng những ngôi nhà sàn bán bê tông và lát gạch hoa sạch sẽ.
Đồng bào Thái bản Peo vẫn còn lưu giữ, trao truyền những phong tục, tập quán, nếp sống, sinh hoạt tốt đẹp của dân tộc, như nghề dệt, thêu thùa trang phục truyền thống, đan lát...
Chị em phụ nữ Thái trong bản Peo đều thuần thục nghề dệt thổ cẩm, thêu thùa trang phục truyền thống...
Cùng với đó, nghề đan lát cũng được nhiều hộ dân bản Peo lưu giữ đến ngày nay. Sản phẩm đan lát của người dân bản Peo là những vật dụng trong đời sống, sinh hoạt hàng ngày như giỏ, khay và giá đựng độ, mũ, nón... để bán cho khách du lịch.
Để lưu giữ, phát huy giá trị văn hóa truyền thống gắn phát triển du lịch của xã Yên Thắng, huyện Lang Chánh đầu tư phục dựng Lễ hội Chá Mùn, Lễ hội Mường Đeng.
Các hoạt động văn hóa truyền thống được tái hiện trong đời sống, gắn với khai thác lợi thế chợ văn hóa, du lịch khám phá ruộng bậc thang ở bản Ngàm Pốc, kinh doanh homestay ở bản Peo. Đây chính là động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của Yên Thắng.
Tăng Thúy
{name} - {time}
-
2024-11-17 11:58:00
Đổi thay trên đất Quý hương nhà Nguyễn
-
2024-11-15 09:41:00
Về đền Thổ Khối nghe chuyện dân gian
-
2024-08-04 14:36:00
Lâm Phú, điểm du lịch tiềm năng
Điểm dã ngoại, check-in “hot” ở Hậu Lộc
Về thăm Kẻ Ngói
Khách quốc tế đến Việt Nam tăng 51% trong 7 tháng năm 2024
Hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng ở thác Cánh
Việt Nam đón gần 10 triệu lượt khách du lịch quốc tế trong 7 tháng năm 2024
Làng Vĩnh Gia: Giữ gìn hồn cốt văn hóa
[WOW THANH HÓA] Làng cổ Đông Sơn – Một trong những làng cổ đẹp nhất Việt Nam
Bản Năng Cát, thác Ma Hao: Bao giờ như kỳ vọng?
Forbes Advisor gọi tên thành phố du lịch an toàn nhất trên thế giới