(vhds.baothanhhoa.vn) - Mặc dù con gái tôi đã trúng tuyển vào 5/7 trường đăng ký xét tuyển. Nhưng càng đến sát ngày công bố điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2023 nó càng phấp phỏng. Hỏi nguyên nhân thì nó nói: “Lo lắm mẹ ạ? Con lo điểm thi thấp thì đau đầu với mẹ?”.

Còn nhiều cánh cửa khác

Mặc dù con gái tôi đã trúng tuyển vào 5/7 trường đăng ký xét tuyển. Nhưng càng đến sát ngày công bố điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2023 nó càng phấp phỏng. Hỏi nguyên nhân thì nó nói: “Lo lắm mẹ ạ? Con lo điểm thi thấp thì đau đầu với mẹ?”.

Còn nhiều cánh cửa khác

Ảnh minh họa.

Nhiều thí sinh, trong đó có con gái tôi đã trúng tuyển các phương thức xét tuyển sớm như: xét học bạ THPT, xét chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế, xét điểm thi đánh giá năng lực... song vẫn chờ tổng điểm cao. Còn với các thí sinh sử dụng phương thức xét tuyển bằng kết quả thi tốt nghiệp THPT, hồi hộp, lo lắng, bất an, mong mỏi đến 8 giờ ngày 18-7 Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ công bố điểm thi.

Nó nhìn tôi và cười cười: “Có ông bố bà mẹ nào không muốn con điểm cao, để khoe, để so sánh con nhà người ta”. Tôi giật mình bởi ngày nào tôi cũng kể cho nó nghe: con chú A, con cô B học siêu lắm. Đạt giải này, giải kia. Vào đại học là đương nhiên, vấn đề của các bạn ấy là săn học bổng đi nước ngoài, tìm kiếm trường tốp đầu…

Sau nhiều năm ra trường, lớp chúng tôi tìm mọi cách liên lạc với Xuân, cô bạn nhí nhảnh ngày nào. Xuân chia sẻ: Bận bịu con cái, công việc, chồng thì thường xuyên đau yếu, rồi lại ở xa nên gần 20 năm nay không liên lạc với ai trong lớp cũ. Đến thăm Xuân chúng tôi mới biết, đứa con thứ 2 từ khi sinh ra đã bị hội chứng down. Con bé tình cảm lắm, nhưng 13 tuổi rồi vẫn như một đứa trẻ lên 3. Xuân không than vãn gì, chỉ nói với chúng tôi: Giời cho gì được nấy, mình chỉ mong có sức khỏe, sống lâu để chăm con.

Quả thật, ở mỗi thời điểm, mỗi hoàn cảnh, chúng ta lại có mong muốn và kỳ vọng về con cái, về hạnh phúc, về tiền tài khác nhau. Mọi phép so sánh chỉ làm tổn thương và đau lòng, biết đủ là đủ. Nhưng rồi có bao nhiêu người làm được?

Nhắm mắt thấy mùa hè. Mở mắt thấy rộn ràng niềm vui đỗ vào THPT, đỗ trường chuyên nọ kia, xét tuyển đúng ngành học mình yêu thích… Nhưng cũng trong cái nắng hè oi ả và chói chang ấy, có những nỗi buồn thi trượt không biết giấu vào đâu. Những gương mặt thất thần của bọn trẻ và cả những lo toan của các ông bố bà mẹ nên cho con học trường nào.

“Con mà điểm Anh, Văn thấp xem mẹ có kêu lên không. Mỗi môn 2 cô dạy mà điểm có thế à?. Con sợ đi là vừa, buồn trước cho khỏi sốc mẹ ạ”. Có thể đó là những lý sự của bọn trẻ mới lớn. Còn với những bậc làm cha làm mẹ, đôi khi áp lực chỉ vì muốn con nỗ lực hơn, cố gắng hơn.

Bố mẹ nào chẳng mong con đạt kết quả tốt sau 12 năm đèn sách. Cũng bởi họ muốn nhìn thấy gương mặt hạnh phúc hào hứng thay vì ánh mắt đượm buồn và những giọt nước mắt lăn dài trên gương mặt non tơ kia.

Sau những ngày hè oi ả sẽ là những cơn gió mát lành. Sau những giọt nước mắt, bọn trẻ sẽ trưởng thành hơn. Cánh cửa trường này khép lại thì có những cánh cửa trường đại học khác, thậm chí “trường đời” mở toang chào đón.

Cứ tự biết vui với những gì mình có thì niềm vui cũng dễ lây lan.

KIỀU HUYỀN



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]