(vhds.baothanhhoa.vn) - Ghi nhận thực tế cho thấy, các cơ sở giết mổ tập trung theo công nghệ sạch an toàn sinh học trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã và đang phát huy ưu thế rõ rệt so với phương thức truyền thống trước đây, góp phần không nhỏ trong quá trình hình thành chuỗi liên kết bền vững.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Giết mổ gia súc theo công nghệ sạch và những hiệu quả

Ghi nhận thực tế cho thấy, các cơ sở giết mổ tập trung theo công nghệ sạch an toàn sinh học trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã và đang phát huy ưu thế rõ rệt so với phương thức truyền thống trước đây, góp phần không nhỏ trong quá trình hình thành chuỗi liên kết bền vững.

Trong những năm gần đây việc đổi mới phương thức sản xuất chăn nuôi và hệ thống giết mổ trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã có những chuyển biến tích cực. Chăn nuôi nông hộ nhỏ lẻ giảm, chuyển mạnh sang chăn nuôi gia trại, trang trại tập trung, quy mô lớn, công nghệ cao. Toàn tỉnh hiện có gần 700 trang trại theo Thông tư số 27/2011/TT-BNN&PTNT của Bộ NN&PTNT, tăng hơn 30 trang trại so với năm 2013. Bên cạnh đó, tỉnh đã thu hút và triển khai thực hiện được một số dự án lớn, hệ thống giết mổ trên địa bàn tỉnh đã và đang được thực hiện theo lộ trình giảm các điểm giết mổ nhỏ lẻ sang giết mổ tại các cơ sở giết mổ tập trung theo công nghệ sạch, bảo đảm an toàn thực phẩm. Hiện trên địa bàn tỉnh có 8 cơ sở giết mổ tập trung và 2.465 điểm giết mổ, hàng năm tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện kiểm soát giết mổ được 680 nghìn con lợn, 76 nghìn con trâu bò và 2,5 triệu con gia cầm.

Gia súc được giết mổ theo công nghệ sạch an toàn sinh học ngày càng được tiểu thương và người tiêu dùng ủng hộ.

Được sự hỗ trợ của dự án Lifsap, gia đình ông Nguyễn Thế Tiếp (khu phố 7, phường Quảng Hưng, TP Thanh Hóa) đã áp dụng mô hình giết mổ tập trung, mở rộng quy mô diện tích sản xuất, nâng cấp toàn bộ hệ thống giết mổ theo đúng quy chuẩn GAHP vào đầu năm 2016. Đến nay, lò mổ của gia đình ông Tiếp đã được trang bị đầy đủ các hạng mục thiết yếu như phòng giết mổ (hệ thống cáp treo xoay tròn, nồi hơi, bàn inox), phòng bảo quản cấp đông, phòng kiểm dịch, phòng ăn, phòng vệ sinh, khu nuôi nhốt.

Cùng với đó, nguồn hàng được nhập từ các cơ sở chăn nuôi GAHP nông hộ thuộc dự án Lifsap trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, trước khi chuyển về phải qua công đoạn kiểm tra, đánh giá kỹ lưỡng, con nào ốm yếu sẽ được nhốt riêng ở phòng cách ly để theo dõi, trường hợp nặng phải nhanh chóng tiến hành tiêu hủy để tránh lây lan.

Theo lời ông Tiếp, thực hiện theo quy trình giết mổ theo công nghệ sạch an toàn sinh học có nhiều ưu điểm vượt trội so với phương thức truyền thống. Khi gia súc được đưa vào giết mổ sẽ được tắm rửa trước, trong và sau khi giết mổ bằng hệ thống vòi nước tự động và vòi xịt bằng tay; không múc nước trực tiếp vào bể chứa làm giảm nguy cơ nhiễm vi sinh vật và chất bẩn vào thịt do công nhân trực tiếp dùng xô chậu múc trực tiếp ở bể chứa. Gia súc được gây choáng trước khi lấy tiết, làm cho gia súc không bị stress dẫn đến giảm chất lượng thịt. Đồng thời, tiếng ồn giảm rất nhiều do quá trình cố định chọc tiết khi gia súc đang sống nên có tính nhân đạo cao...

Triển khai bài bản, đáp ứng chặt chẽ quy trình về VSATTP nên cơ sở giết mổ tập trung của ông Tiếp nhanh chóng chiếm được niềm tin của các hộ dân cũng như nhiều doanh nghiệp hàng đầu về lĩnh vực chăn nuôi trên địa bàn tỉnh như: Pic Food, C.P, Bắc Bình...

Hiện nay, để tiếp tục phát triển chăn nuôi theo hướng bền vững, an toàn thực phẩm, hình thành chuỗi liên kết trong cung ứng - sản xuất, UBND tỉnh Thanh Hóa đã chỉ đạo các sở, ngành liên quan và chính quyền địa phương tiếp tục thực hiện các giải pháp về nâng cao giá trị trong sản xuất chăn nuôi. Theo đó, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 203/KH-UBND về việc quản lý vận chuyển, giết mổ, kinh doanh thịt gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa năm 2019. Thực hiện kế hoạch của UBND tỉnh, ngành nông nghiệp và chính quyền các địa phương đang tập trung nâng cao chất lượng công tác điều hành, thực hành hiệu quả, chặt chẽ các hoạt động phối hợp, tiếp tục nâng cấp và xây mới các cơ sở giết mổ tập trung theo quy hoạch, bảo đảm vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường. Quản lý chặt chẽ các hoạt động giết mổ, vận chuyển và kinh doanh thịt gia súc, gia cầm; thường xuyên tổ chức thanh, kiểm tra phát hiện, chấn chỉnh kịp thời, xử lý các hoạt động giết mổ, vận chuyển, kinh doanh trái quy định.

Hiệu quả kinh tế từ việc giết mổ theo công nghệ sạch an toàn sinh học và bảo vệ môi trường giúp hạn chế ô nhiễm thịt, nâng cao giá trị sản phẩm thịt từ giết mổ theo công nghệ sạch khi nhập vào khách sạn, nhà hàng, siêu thị. Mặt khác, việc giết mổ gia súc tập trung theo công nghệ sạch an toàn sinh học còn làm tăng năng suất lao động, hạ chi phí sản xuất trong hoạt động mổ, nâng cao khả năng cạnh tranh đối với thịt từ các lò mổ khác trên địa bàn tỉnh. Đặc biệt còn góp phần bảo vệ môi trường và đảm bảo các vấn đề an ninh trật tự trong khu dân cư, tạo dựng niềm tin cho người tiêu dùng.

Hoài Anh


Hoài Anh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]