(vhds.baothanhhoa.vn) - Thời gian qua, nạn “cát tặc” tại các địa phương đã được cơ quan chức năng vào cuộc kiểm soát gắt gao. Nguồn cung khan hiếm, giá cát xây dựng trên địa bàn tỉnh tăng cao, mỗi nơi một giá. Để giải quyết vấn đề này, một số doanh nghiệp đã mạnh dạn đầu tư sản xuất cát nhân tạo, thay thế cát tự nhiên ở nhiều hạng mục trong quá trình xây dựng công trình.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Tìm chỗ đứng cho cát nhân tạo

Thời gian qua, nạn “cát tặc” tại các địa phương đã được cơ quan chức năng vào cuộc kiểm soát gắt gao. Nguồn cung khan hiếm, giá cát xây dựng trên địa bàn tỉnh tăng cao, mỗi nơi một giá. Để giải quyết vấn đề này, một số doanh nghiệp đã mạnh dạn đầu tư sản xuất cát nhân tạo, thay thế cát tự nhiên ở nhiều hạng mục trong quá trình xây dựng công trình.

Với dây chuyền sản xuất cát nhân tạo đồng bộ, Công ty TNHH TM Phú Sơn, xã Nga An (Nga Sơn), được đánh giá là tiên phong trong lĩnh vực sản xuất cát nhân tạo ở Thanh Hóa. Ông Mai Thế Tình - Giám đốc công ty, cho biết: Để tận dụng nguồn tài nguyên đá, ông đã mạnh dạn đầu tư dây chuyền sản xuất cát nhân tạo với số tiền 17 tỷ đồng. Quá trình sản xuất cát được tiến hành rất nghiêm ngặt, đảm bảo chất lượng và bảo vệ môi trường.

Theo đó, nguyên liệu đá từ máy cấp nguyên liệu theo băng tải được chuyển vào máy nghiền thô, rồi chuyển vào máy nghiền thứ cấp để tiến hành nghiền nhỏ, sau đó sàng rung để phân loại. Các hạt đá đáp ứng được yêu cầu cỡ hạt nạp liệu sẽ được đưa vào máy nghiền chế tạo cát. Các hạt đá không đáp ứng yêu cầu sẽ được chuyển lại máy nghiền thứ cấp nghiền lại. Các hạt cát sàng lọc đủ độ nhỏ theo tiêu chuẩn sẽ được làm sạch trước khi xuất xưởng.

Ngoài ra, để giảm thiểu khí bụi thải ra môi trường trong quá trình sản xuất, công ty đã kết hợp thực hiện nhiều biện pháp, như: Đặt dây chuyền sản xuất xa khu dân cư, trồng cây xanh xung quanh khu vực sản xuất, chất thải rắn trong quá trình tạo cát sẽ được sử dụng để nâng cấp đường giao thông. Thường xuyên bảo dưỡng máy móc thiết bị để giảm thiểu tối đa tiếng ồn; áp dụng các biện pháp chống bụi, dùng các thiết bị phun nước tạo màn sương, hút lọc bụi định kỳ, xác định lượng bụi, khí thải...

Sản xuất cát nhân tạo tại Công ty TNHH TM Phú Sơn (Nga Sơn).

Được biết trên địa bàn tỉnh việc thí điểm sử dụng cát nhân tạo thay thế cát tự nhiên có 3 địa phương, gồm: Nga Sơn, Hà Trung và TX Bỉm Sơn. Tuy nhiên, cũng mới chỉ có Nga Sơn là huyện tiên phong trong việc sử dụng cát nhân tạo.

Nguyên nhân của tình trạng trên thì có nhiều. Theo đánh giá từ ông Phùng Tiến Dũng - Trưởng phòng KTHT huyện Hà Trung thì: Việc sử dụng cát nhân tạo thay thế cát tự nhiên trên địa bàn huyện là rất khó, do đại đa số các doanh nghiệp khai thác trên địa bàn huyện còn lo ngại về đầu ra nên chưa dám đầu tư. Để vận động các doanh nghiệp chuyển đổi sang sản xuất cát nhân tạo huyện cũng đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức cũng như có cơ chế hỗ trợ... Tuy nhiên, để chuyển đổi từ vật liệu cũ là cát tự nhiên sang các loại vật liệu thay thế mà được nhà tiêu dùng dễ dàng chấp nhận cần các bộ, ban ngành có liên quan phải xây dựng và ban hành hệ thống tiêu chí, tiêu chuẩn chất lượng và quy định, hướng dẫn rõ ràng đối với các chủng loại vật liệu mới thay thế cát để áp dụng, nguồn vật liệu thay thế sử dụng. Mặt khác, cần có quy định cụ thể về việc công trình xây dựng sử dụng vật liệu mới thay thế này.

Để cát nhân tạo có chỗ đứng trên thị trường, thì cần có sự quan tâm hơn nữa từ các bộ, ban ngành liên quan, nhất là cần có cơ chế khuyến khích, hỗ trợ. Có như vậy mới khuyến khích được người dân sử dụng sản phẩm cát nhân tạo (là loại cát tốt, thân thiện với môi trường) thay thế cát tự nhiên, nhằm phòng ngừa ô nhiễm, suy thoái môi trường do việc khai thác cát tự nhiên gây ra.

Ngọc Anh


Ngọc Anh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]