(vhds.baothanhhoa.vn) - Để góp phần ngăn chặn lây lan dịch tả lợn châu Phi thì việc kiểm soát chặt chẽ hoạt động vận chuyển lợn trên các tuyến đường liên tỉnh, liên huyện là hết sức quan trọng. Tuy nhiên, hoạt động của các trạm và chốt kiểm dịch động vật chỉ thực sự phát huy hiệu quả khi có sự phối hợp chặt chẽ của các lực lượng chức năng và ý thức của người dân được nâng cao.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Công tác phối hợp trong phòng, chống dịch tả lợn châu Phi

Để góp phần ngăn chặn lây lan dịch tả lợn châu Phi thì việc kiểm soát chặt chẽ hoạt động vận chuyển lợn trên các tuyến đường liên tỉnh, liên huyện là hết sức quan trọng. Tuy nhiên, hoạt động của các trạm và chốt kiểm dịch động vật chỉ thực sự phát huy hiệu quả khi có sự phối hợp chặt chẽ của các lực lượng chức năng và ý thức của người dân được nâng cao.

Trạm kiểm dịch động vật Dốc Xây (TX Bỉm Sơn) nằm ở cửa ngõ phía Bắc của tỉnh Thanh Hóa, trên quốc lộ 1A, là tuyến đường bộ huyết mạch. Mỗi ngày có khoảng từ 30 - 50 xe ô tô chở lợn lưu thông qua đây, với số lượng vận chuyển lên đến hàng nghìn con lợn. Từ khi dịch tả lợn Châu Phi xuất hiện trạm đã duy trì lực lượng trực 24/24 giờ hàng ngày. Tuy vậy, theo Trung tá Nguyễn Quyết Thắng, Tổ trưởng Tổ công tác Trạm CSGT Quốc lộ 1A, Phòng CSGT, Công an tỉnh Thanh Hoá cho biết: Vẫn còn một số đối tượng lợi dụng lúc giao ca, hoặc thời gian dùng bữa để chạy trốn, tuy nhiên, bằng các biện pháp nghiệp vụ, phối hợp với các lực lượng khác không để xảy ra tình trạng xe chở động vật lưu thông qua trạm mà chưa được kiểm tra, kiểm soát.

Bên cạnh việc nhập bổ sung hóa chất để cấp phát cho các xã tiến hành phun tiêu độc khử trùng toàn bộ khu vực chăn nuôi, đường làng ngõ xóm, nhất là những điểm có nguy cơ lây nhiễm cao, nhiều địa phương cũng đã chủ động tăng cường công tác phối hợp với các lực lượng chức năng và tăng cường phối hợp giữa các địa phương để phòng tránh dịch.

Việc phòng chống dịch tả lợn châu Phi được các địa phương tích cực triển khai.

Ông Đào Văn Trung - Trạm trưởng Trạm thú y Hậu Lộc (huyện Hậu Lộc) cho biết: Trạm đã tham mưu cho UBND huyện Hậu Lộc ra quyết định thành lập các tổ kiểm soát lưu động, chốt giáp ranh với các huyện, đồng thời đấu mối với Công an tỉnh, công an huyện để kiểm soát xe vận tải các loại động vật và các loại thức ăn ra được kiểm soát và phun tiêu độc khử trùng trước khi ra vào huyện.

Tiếp thu ý kiến chỉ đạo khẩn cấp của UBND tỉnh và Sở NN&PTNT về phòng chống bệnh dịch tả lợn Châu Phi, chính quyền các địa phương trong tỉnh đã nhanh chóng kiện toàn ban chỉ đạo phòng chống bệnh dịch tả lợn Châu Phi, thành lập các đoàn liên ngành để kiểm tra, giám sát chặt chẽ hoạt động vận chuyển, buôn bán, giết mổ lợn trên địa bàn. Là địa phương có tới 202 cơ sở giết mổ và kinh doanh buôn bán thịt gia súc, gia cầm tươi sống và 33 chợ chính, huyện Hoằng Hóa đã yêu cầu toàn bộ các cơ sở giết mổ sau khi kết thúc công việc, phải tiến hành phun tiêu độc khử trùng toàn bộ khu vực để ngăn ngừa mầm bệnh truyền nhiễm. Huyện Nông Cống trích hơn 300 triệu đồng từ nguồn quỹ dự phòngđể mua hơn 2.000 lít hóa chất Iodin, cấp cho mỗi xã, thị trấn 77 lít để phun phòng, giao mỗi xã, thị trấn mua ít nhất 2 tấn vôi để rải tiêu độc, khử trùng trên địa bàn, nhất là ở khu vực chuồng trại, khu vực ra vào của các khu liên thôn, liên xã.

Với những giải pháp quyết liệt cùng sự phối hợp của các ngành đặc biệt là sự chỉ đạo của Sở NN&PTNT, hy vọng người dân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa hiểu đầy đủ về dịch tả lợn châu Phi, không tẩy chay thịt lợn và được sử dụng thịt lợn an toàn

Linh Hương


Linh Hương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]