Đảm bảo an toàn đón khách dịp cuối năm
Trong những năm gần đây, lượng khách đến các khu, điểm du lịch văn hóa tâm linh có xu hướng tăng mạnh trong dịp cuối năm. Theo đó, việc đảm bảo an toàn điểm đến đã, đang được các địa phương, ban quản lý điểm đến duy trì, đồng thời tăng cường các điều kiện đón tiếp và phục vụ khách du lịch.
Phát huy hiệu quả hệ thống camera giám sát tại đền Độc Cước (TP Sầm Sơn) nhằm đảm bảo an toàn trong đón tiếp và phục vụ khách.
Trong hành trình “lên rừng, xuống biển” dịp đầu năm mới, các di tích trên địa bàn TP Sầm Sơn như đền Độc Cước, đền Cô Tiên, đền thờ Tô Hiến Thành... là những điểm đến được đông đảo du khách lựa chọn. Theo quan niệm dân gian, đầu năm đi lễ xin lộc thì cuối năm người dân sẽ đi đáp lễ. Bởi vậy, dịp cuối năm các điểm đến này thường đón một lượng lớn khách trong và ngoài tỉnh đến dâng lễ, vãn cảnh. Để đảm bảo các điều kiện đón khách, mỗi di tích được bố trí 5 thủ từ và ít nhất 1 cán bộ/nhân viên của Trung tâm Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch (VH,TT,TT&DL) của TP Sầm Sơn túc trực, hướng dẫn, phục vụ du khách khi đến dâng hương. Cùng với đó, công tác đảm bảo an ninh trật tự (ANTT), phòng cháy, chữa cháy (PCCC), vệ sinh môi trường... tại mỗi điểm đến cũng được đặc biệt chú trọng.
Phó giám đốc Trung tâm VH,TT,TT&DL TP Sầm Sơn Lê Trung Thành cho biết: “Để chuẩn bị đón khách dịp cuối năm tại các điểm đến văn hóa tâm linh, mới đây chúng tôi đã tiến hành kiểm tra toàn bộ hệ thống trang thiết bị PCCC, đồng thời phối hợp với các đơn vị chức năng tổ chức tập huấn PCCC cho các thủ từ. Cùng với đó, tại đền Độc Cước, đền Cô Tiên và đền thờ Tô Hiến Thành được bố trí 9 camera an ninh, đảm bảo ANTT, đề phòng không để xảy ra việc trộm cắp hay các hoạt động mê tín, dị đoan... Ngoài ra, chúng tôi còn bố trí điểm quét mã QR phục vụ công tác thuyết minh; bố trí nước uống miễn phí... phục vụ Nhân dân và du khách”.
Toàn tỉnh hiện có 1.535 di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh. Đến nay, hầu hết các khu, điểm du lịch văn hóa lịch sử - tâm linh đã, đang khẩn trương rà soát lại hệ thống cơ sở vật chất, PCCC, chuẩn bị đầy đủ các điều kiện, đảm bảo an toàn trong đón tiếp và phục vụ khách tham quan, vãn cảnh. |
Còn tại thị xã Bỉm Sơn, dịp cuối năm thường thu hút một lượng lớn du khách đến dâng hương, vãn cảnh tại đền Sòng Sơn và đền Chín Giếng. Đến nay, công tác chỉnh trang khuôn viên, bãi đỗ xe, khu vực dịch vụ... tại các điểm di tích đã cơ bản hoàn thành. Đặc biệt, công tác PCCC tại tất cả các cung thờ được đặc biệt chú trọng. Trong đó, đền Sòng Sơn được bố trí 16 bình chữa cháy tại khu vực hai bên cửa chính các cung thờ và đền Chín Giếng bố trí 15 bình chữa cháy tại 3 cung thờ. Cùng với đó, các tiểu ban đã tổ chức kiểm tra lại toàn bộ hệ thống điện, đồ thờ cúng, lối thoát nạn; việc sử dụng nguồn lửa tại các khu vực thắp hương, hóa vàng mã... Đối với các khu vực có đông người qua được dựng các biển nội quy, biển chỉ dẫn các khu vực, đồng thời bố trí nhân viên túc trục hướng dẫn Nhân dân, du khách thực hiện giữ gìn vệ sinh môi trường, an ninh trật tự, PCCC... Bên cạnh đó, thị xã Bỉm Sơn sẽ chỉ đạo tăng cường thêm lực lượng đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông cho du khách khi đến di tích dâng hương, chiêm bái dịp cuối năm.
Trưởng tiểu ban quản lý đền Chín Giếng, ông Nguyễn Anh Huấn cho biết: “Dịp cuối năm lượng khách có thể tăng đột biến. Chính vì vậy, trên cơ sở kế hoạch đã được trung tâm VH,TT,TT&DL triển khai, chúng tôi đã nhanh chóng kiểm tra lại hệ thống PCCC, điện, nước... Cùng với đó đã bổ sung thêm một số trang thiết bị phục vụ Nhân dân và du khách khi đến dâng hương, vãn cảnh. Hệ thống loa truyền thanh phục vụ công tác tuyên truyền tại điểm di tích cũng sẽ thường xuyên phát các nội dung liên quan đến công tác đảm bảo an ninh trật tự, vận động du khách hạn chế đốt vàng mã, bảo đảm an toàn, tiết kiệm, không phô trương, hình thức, phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc... Tiểu ban chúng tôi hiện có 10 thành viên, được chia thành các ca, đảm bảo túc trực 24/24. Đặc biệt, tinh thần và thái độ phục vụ Nhân dân được chúng tôi quan tâm đặt lên hàng đầu”.
Toàn tỉnh hiện có 1.535 di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh. Đến nay, hầu hết các khu, điểm du lịch văn hóa lịch sử - tâm linh đã, đang khẩn trương rà soát lại hệ thống cơ sở vật chất, PCCC, chuẩn bị đầy đủ các điều kiện, đảm bảo an toàn trong đón tiếp và phục vụ khách tham quan, vãn cảnh. Cùng với đó, các địa phương có khu, điểm di tích cũng tích cực đẩy mạnh công tác tuyên truyền về bộ quy tắc ứng xử văn minh du lịch, để các cơ sở kinh doanh dịch vụ và du khách tự giác, chấp hành nghiêm các quy định, thực hiện văn hóa, văn minh khi đi lễ chùa.
Bài và ảnh: Hoài Anh
{name} - {time}
-
2024-11-17 11:58:00
Đổi thay trên đất Quý hương nhà Nguyễn
-
2024-11-15 09:41:00
Về đền Thổ Khối nghe chuyện dân gian
-
2024-11-08 14:10:00
Khai mạc Tuần lễ Hoa dã quỳ - núi lửa Chư Đang Ya 2024
[WOW! THANH HÓA] Động Từ Thức: Vẻ đẹp tiên cảnh và câu chuyện tình yêu kỳ bí
Trên đất Do Xuyên xưa
Sức hấp dẫn từ du lịch lòng hồ xứ Thanh
Trên đất mường Ống
Điểm “chữa lành” lý tưởng của du khách
Huyền bí động Cửa Buồng xứ Thanh
Mướt mát cây trái trên Nông trường sông Âm
Làng Ái và hương vị quê
Hiệp hội Du lịch tỉnh khảo sát, đánh giá tiềm năng một số điểm du lịch miền Tây Thanh Hóa