Dám làm - lãnh đạo kiên định trong khủng hoảng
Làm sao để thành công trong thế giới đầy biến động này? Không một ai tự mình quản lý hàng trăm nghìn người. Bài học của quản lý chính là quản lý những người quản lý của họ. Nếu người lãnh đạo coi trọng tính liêm chính, hiệu quả làm việc và thay đổi thì nhân viên của họ sẽ như vậy. Nếu bạn có tham vọng, nếu bạn có thể tạo ra sự ưu việt hãy làm thuần thục 4 việc: tưởng tượng - giải quyết - xây dựng và dẫn dắt. Đó cũng là một trong bài học mà cựu CEO của GE (General Electric) Jeff Immelt chia sẻ trong cuốn “Dám làm”.
Jeff Immelt là chủ tịch thứ 9 của GE và đã giữ vị trí CEO trong 16 năm. Cựu CEO của tập đoàn đã chia sẻ những bài học mà ông đã rút ra khi lãnh đạo CEO ngay sau sự kiện 11/9 và trong một thế giới ngày càng toàn cầu hóa. Trong cuốn “Dám làm”, ông đã tự vấn nghiêm khắc và thẳng thắn về bản thân. Ông cũng lần đầu tiên công khai về những khoảnh khắc tự hào nhất và cả những sai lầm lớn nhất của ông. Immelt không hề né tránh việc thừa nhận sai lầm. Ông chia sẻ một cách thẳng thắn về những quyết định thiếu sáng suốt và những bài học quý báu ông rút ra từ chúng. Ông nhấn mạnh rằng: trong lãnh đạo, điều quan trọng nhất là khả năng ra quyết định đúng thời điểm. Ông cũng tin rằng sự kiên trì và giao tiếp rõ ràng là chìa khóa để bảo đảm tiến độ.
Ông sau khi rời GE sau 16 năm làm việc tại đó đã giảng dạy tại trường Kinh doanh sau Đại học Stanford. Ông đã chia sẻ bằng tất cả trái tim với sinh viên của mình: về chặng hành trình mình đã đi qua cả những nốt thăng và nốt trầm.
Hãy nhìn vào những việc mà ông cùng các cộng sự đã kiến tạo nên tại GE. Đó là tổ chức những bữa tối mỗi tháng một lần để tranh luận về chủ đề lãnh đạo với mười cán bộ cấp cao của GE với nhà lãnh đạo tư tưởng bên ngoài. Đó là câu chuyện đầu tư mạnh vào khâu đào tạo; phát triển các trung tâm nghiên cứu - bộ não của tập đoàn. Hình thành văn hóa giao tiếp biết phản hồi và cùng chịu trách nhiệm chính là một trong những nét văn hóa cơ bản của tập đoàn lớn trên toàn cầu.
Cựu CEO của GE Jeff Immelt không phải lúc nào cũng thành công; song ông lúc nào cũng thể hiện là người minh bạch và trung thực. Điều đó được hé lộ qua việc ông bật mí về các thương vụ - mà đôi khi sự nhắc lại khiến người trong cuộc phiền lòng, song vẫn cần được nhắc đến. Sự lên tiếng đầy dũng cảm của Jeff Immelt còn góp thêm tiếng nói bài trừ tâm lý nạn nhân và thay vào đó là cổ vũ tinh thần dám làm dám chịu trách nhiệm. Đồng thời cũng nhắc nhở rằng không có con đường nào dẫn đến thành công mà không có chông gai.
Phần cuối của cuốn sách khá xúc động khi tác giả nói về hành trình tìm người thay thế. Đúng là trở thành CEO của tập đoàn lớn như GE là một nhiệm vụ lớn lao quá đỗi đến mức khó có thể tưởng tượng được bất cứ ai lại có thể làm được - cho đến khi người đó bắt tay vào làm. Cái cảm giác mình từng là máu thịt một phần không thể tách rời của đơn vị đó; từng giữ vị trí của đơn vị đó; rồi mình bắt buộc phải rời đi. Tác giả đã trung thực thuật lại những tháng ngày ấy một cách rất cảm xúc.
Sau tất cả, tác giả đã luôn tin rằng lãnh đạo GE bằng niềm lạc quan và hy vọng chứ không phải bằng sự hoài nghi và đổ lỗi. Đó cũng chính là phẩm chất mà cựu CEO luôn tin rằng nếu có quay lại ông vẫn làm như vậy bằng tất cả sự chính trực không khoan nhượng của mình. Và đến chính ông cũng đã nhận ra bài học quan trọng nhất trong sự nghiệp làm CEO của mình đó là: dù gì thì đến cùng cũng đừng bao giờ đánh mất khả năng thấu cảm - khả năng nhìn thế giới thông qua đôi mắt của những người khác.
Là một nhà lãnh đạo, chúng ta phải nhớ rằng thế giới luôn thay đổi. Hãy biết khiêm tốn và thông cảm khi thời thế đang suôn sẻ. Và những người biết vươn lên mạnh mẽ trong gian khó thực sự là viên ngọc quý. Trong bối cảnh hiện nay, các nhà lãnh đạo phải có khả năng làm tốt những điều trái ngược nhau. Đó là dẫn dắt đơn vị, tập đoàn vừa to lớn, nhanh nhẹn, vừa toàn cầu, vừa kĩ thuật số vừa công nghiệp. Họ cũng phải quản lý theo cách vừa cạnh tranh vừa thấu cảm. Hơn hết họ phải đối phó với sự mơ hồ. Một ai đó đã nói, nếu tất cả mọi thứ đã sáng rõ rồi mới làm thì lúc đó đã muộn. “Sự nghiệp của các bạn sẽ có lúc thăng hay trầm nhưng tin hay không thì tùy mỗi người, nhưng chính các bạn sẽ cần những lúc trầm. Chúng biến các bạn thành nhà lãnh đạo giỏi hơn”.
Tôi đã đọc những dòng này ở cuối cuốn sách khi cựu CEO của GE khuyên các bạn trẻ. Không hiểu sao lòng tôi dâng lên cảm giác biết ơn vì những cảm xúc rất trung thực của người lãnh đạo này. Một trong những tố chất đáng trọng nhất của người lãnh đạo đó chính là biết đối mặt và vượt qua nghịch cảnh. Viên ngọc quý nhất luôn biết tỏa sáng, mài giũa từ khó khăn, thử thách.
Cuốn sách không chỉ là câu chuyện cá nhân của một CEO trong một thời kỳ đầy biến động mà chính là cẩm nang về lãnh đạo và cuộc sống cho bất kì bạn trẻ nào muốn dấn thân. Sau tất cả, vẫn là thông điệp quan trọng nhất, vẫn là ở tinh thần dám làm trong thế giới bất định này!
Mạc Danh (CTV)
{name} - {time}
-
2025-04-14 08:42:00
Góp phần để Áo dài sớm được công nhận là Di sản văn hóa thế giới
-
2025-04-13 09:52:00
Thủ tướng gửi thư chúc mừng đồng bào Khmer dịp Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây
-
2025-04-08 14:58:00
“Địa đạo” sẽ là phim chiến tranh Việt Nam đầu tiên vượt doanh thu 100 tỷ đồng?
Tàu du lịch phải trả lại tiền cho khách do cung cấp dịch vụ không đúng cam kết
“Sắt son” hay “sắc son”?
Thủ tướng ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Di sản văn hóa
“Sẽ có biện pháp hạn chế hoạt động của người nổi tiếng khi quảng cáo sai”
Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2025: Âm vang đêm nghệ thuật “Về miền lễ hội"
Tại sao tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương vào ngày 10/3 Âm lịch?
Bảo tồn và phát huy giá trị Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt
Hai ấn phẩm đặc biệt về thắng lợi vĩ đại của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước
Tỉnh thức... giữa đời