(vhds.baothanhhoa.vn) - Đây là vấn đề trọng tâm của Hội nghị Phát triển du lịch miền Trung và Tây Nguyên được tổ chức vừa qua tại Thừa Thiên Huế. Tham dự Hội nghị có Bộ trưởng Bộ VH,TT&DL cùng hơn 500 đại biểu gồm lãnh đạo các bộ, ban, ngành, 19 tỉnh, thành phố miền Trung và Tây Nguyên, các cơ quan đại diện ngoại giao, các tổ chức quốc tế, các chuyên gia kinh tế, du lịch... và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Cần lời giải cho 5 câu hỏi để phát triển du lịch miền Trung và Tây Nguyên

Đây là vấn đề trọng tâm của Hội nghị Phát triển du lịch miền Trung và Tây Nguyên được tổ chức vừa qua tại Thừa Thiên Huế. Tham dự Hội nghị có Bộ trưởng Bộ VH,TT&DL cùng hơn 500 đại biểu gồm lãnh đạo các bộ, ban, ngành, 19 tỉnh, thành phố miền Trung và Tây Nguyên, các cơ quan đại diện ngoại giao, các tổ chức quốc tế, các chuyên gia kinh tế, du lịch... và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện cùng chứng kiến lãnh đạo UBND tỉnh Thừa Thiên Huế trao quyết định chủ trương đầu tư cho các doanh nghiệp.

Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đặt ra với ngành 5 câu hỏi: Làm thế nào để du khách tìm đến Việt Nam đông hơn; Làm thế nào du khách ở lại lâu hơn thay vì đòi đi sớm hơn; Làm thế nào để du khách tiêu tiền nhiều hơn thay vì không có gì để chi tiêu; Làm thế nào để khách kể lại câu chuyện du lịch thú vị với người thân, với bạn bè một cách đầy hứng khởi, thay vì chê bai, kể một cái xấu gì đó ở Việt Nam; Làm thế nào du khách quay trở lại sớm nhất có thể chứ không phải một đi không trở lại?.

Khu vực miền Trung - Tây Nguyên có 12 sân bay, trong đó 5 sân bay quốc tế; hệ thống cảng biển được nâng cấp với 10 cảng biển loại 1. Đây là khu vực có vị trí thuận lợi, là cửa ngõ ra biển của hành lang kinh tế Đông Tây; có dải bờ biển dài gần 2.000 km với nhiều đảo, bán đảo; đa dạng hệ sinh thái núi rừng, có 14 di sản thế giới, 40 di tích quốc gia đặc biệt; và nền văn hóa đặc sắc của 47 dân tộc anh em đang sinh sống… Điều này là một lợi thế lớn để phát triển du lịch nghỉ dưỡng, du lịch biển, du lịch văn hóa - di sản, du lịch khám phá…

Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc còn cho rằng: Việc nhiều tài nguyên du lịch đôi khi cũng là bất lợi, khiến chúng ta khó tìm được một bản sắc, sự nhận diện thương hiệu, lưỡng lự trong lựa chọn ưu tiên, kể cả ưu tiên đầu tư trong điều kiện nguồn lực có giới hạn. Các địa phương cần “bứt phá” trong việc giải quyết các điểm nghẽn về đất đai và phân bổ tài nguyên du lịch cho nhà đầu tư có năng lực. Về phía Chính phủ, Thủ tướng khẳng định, tiếp tục giữ gìn môi trường hòa bình, bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội để mọi người dân, du khách yên tâm.

P.V


P.V

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]