(vhds.baothanhhoa.vn) - Chợ phiên là nhu cầu không thể thiếu của đồng bào các dân tộc thiểu số ở vùng cao là. Đây nơi giao lưu văn hóa giữa các dân tộc, hội tụ giá trị tinh thần, nét đẹp văn hoá độc đáo mang đặc trưng của các vùng, miền. Nhiều chợ phiên nổi tiếng trong tỉnh đã để lại dấu ấn sâu sắc với du khách như chợ phiên phố Đoàn (xã Lũng Niêm, Bá Thước); chợ phiên Nhi Sơn (xã Nhi Sơn, Mường Lát); chợ phiên Ngàm Pốc (xã Yên Thắng, Lang Chánh)....

Chợ phiên vùng cao

Chợ phiên là nhu cầu không thể thiếu của đồng bào các dân tộc thiểu số ở vùng cao là. Đây nơi giao lưu văn hóa giữa các dân tộc, hội tụ giá trị tinh thần, nét đẹp văn hoá độc đáo mang đặc trưng của các vùng, miền. Nhiều chợ phiên nổi tiếng trong tỉnh đã để lại dấu ấn sâu sắc với du khách như chợ phiên phố Đoàn (xã Lũng Niêm, Bá Thước); chợ phiên Nhi Sơn (xã Nhi Sơn, Mường Lát); chợ phiên Ngàm Pốc (xã Yên Thắng, Lang Chánh)....

Chợ phiên vùng cao

Trang phục truyền thống được bày bán tại các phiên chợ.

Đến chợ phiên, người dân và du khách có thể đắm chìm trong sắc màu thổ cẩm với những nụ cười hiền hậu, không khí ấm cúng thân thiện như tính cách con người vùng cao.

Bà con các dân tộc thiểu số đến với phiên chợ không chỉ mang theo hàng hóa để bán mà còn mang nét đẹp, đặc sắc riêng của dân tộc mình. Đó là chiếc áo, chiếc váy được thêu tay tinh xảo và những cuộn chỉ nhiều màu săc được chọn lựa tỉ mỉ. Còn có những sản vật địa phương chỉ vùng cao mới có cho thấy nét văn hóa ẩm thực đặc sắc...

Chợ phiên vùng cao

Các loại hàng hóa “cây nhà lá vườn” bày bán rất nhiều.

Chợ phiên phố Đoàn có từ thời Pháp thuộc, là nơi giao thương hàng hóa và gặp gỡ của đồng bào các dân tộc đến từ các xã quanh vùng như Lũng Cao, Lũng Niêm, Cổ Lũng, Thành Sơn, Thành Lâm... và huyện Tân Lạc, Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình. Phiên chợ độc đáo này chỉ họp buổi sáng thứ 5 và chủ nhật hàng tuần. Hàng hóa mang xuống chợ đủ các loại từ truyền thống tới hiện đại, trong đó các loại hàng hóa “cây nhà là vườn” như thổ cẩm, rượu cần, nắm rau rừng, quả cam hay con chuột săn được từ rừng... luôn được nhiều người quan tâm.

Chợ phiên vùng cao

Các mặt hàng thiết yếu được bày bán tại chợ.

Với người dân nơi đây, để có mặt tại chợ, họ thường phải dậy rất sớm để chuẩn bị hàng hóa, bởi chợ họp từ mờ sáng cho tới gần trưa là kết thúc.

Để đem được hàng hóa xuống chợ, nhiều người đã phải đi hàng chục cây số cõng, gùi hàng hóa. Việc xuống chợ với người dân không đơn thuần chỉ là buôn bán hàng hóa mà còn là dịp để họ được giao lưu văn hóa, gặp gỡ, hỏi thăm nhau. Đặc biệt, việc buôn bán ở chợ không nhất thiết phải dùng tiền, mà có thể đổi hàng hóa có giá trị tương đương nhau chỉ cần “ưng cái bụng”.

Chợ phiên vùng cao

Các mặt hàng từ núi rừng được bày bán khá nhiều.

Chợ phiên Ngàm Pốc mỗi tháng họp 4 phiên. Đây là chợ phiên nằm ngay trung tâm xã Yên Thắng (Lang Chánh) nên người dân trong xã và các xã lân cận đến đây để mua bán, trao đổi hàng hóa.

Nét độc đáo của phiên chợ không chỉ thể hiện ở việc có nhiều thành phần dân tộc tham gia, mà còn biểu hiện ở những mặt hàng khá phong phú mà đồng bào đem đến chợ bán.

Họ gùi trên lưng những đặc sản của núi rừng, những sản vật của dân tộc mình có được do bàn tay lao động mà có như những mớ rau rừng xanh non, buồng chuối rừng, gùi mật ong còn nguyên cả tầng và những mặt hàng thủ công do chính bàn tay khéo léo của người phụ nữ Thái làm ra.

Chợ phiên vùng cao

Những sản vật của núi rừng được bày bán tại phiên chợ

Để giữ được nét văn hóa truyền thống của các phiên chợ vùng cao trong dòng chảy của cuộc sống hiện đại là vấn đề cần được sự quan tâm của các cấp, ngành, địa phương tham gia phục dựng, bảo tồn một cách khoa học đáp ứng được nhu cầu phục vụ đời sống, nhưng vẫn giữ được các giá trị văn hóa đặc sắc, tạo thành những mô hình phát triển du lịch hiệu quả thu hút du khách.

Quốc Hương


Quốc Hương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]