Chỉ cần gõ từ “homestay” sẽ cho ra hàng triệu kết quả trên Google ở Việt Nam, với đủ loại phòng khác nhau. Thực tế, từ các đô thị lớn cho đến các tỉnh/thành trên cả nước đều có homestay thế nhưng đây chủ yếu là các “housestay” - chỉ cung cấp phòng ở. Xung quanh việc cung cấp chỗ lưu trú cũng biến tướng với nhiều hệ lụy kèm theo.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Để Homestay thật sự là sản phẩm du lịch cộng đồng (Kỳ 2): Biến tướng kinh doanh homestay

Chỉ cần gõ từ “homestay” sẽ cho ra hàng triệu kết quả trên Google ở Việt Nam, với đủ loại phòng khác nhau. Thực tế, từ các đô thị lớn cho đến các tỉnh/thành trên cả nước đều có homestay thế nhưng đây chủ yếu là các “housestay” - chỉ cung cấp phòng ở. Xung quanh việc cung cấp chỗ lưu trú cũng biến tướng với nhiều hệ lụy kèm theo.

Một điểm bán phòng cho khách trong các thùng container cũng gọi là homestay.

Loạn homestay

Từ “homestay” đang được sử dụng để quảng cáo, giới thiệu nhiều nhất hiện nay là tại các đô thị du lịch lớn như TP.HCM, Đà Lạt (Lâm Đồng), Vũng Tàu (Bà Rịa - Vũng Tàu), Hội An (Quảng Nam)...

Điển hình như tại TP.HCM, khi PV ngỏ ý đặt đặt phòng homestay thì nhân viên của cơ sở Lux Homestay (quận 1) cho biết: “Giá phòng đang là 650.000 đồng đêm, anh có thể ở tối đa 4 người nhưng chỉ có 1 giường”. PV hỏi có bếp nấu ăn hay không thì nhân viên cho hay: “Ở đây chỉ cung dịch vụ phòng nghỉ, chứ không có nấu ăn”.

Đây chỉ là một trong hàng triệu điểm giới thiệu là homestay ở TP.HCM nói riêng và nhiều đô thị du lịch trên cả nước nói chung. Thực chất, các điểm như trên chỉ là một căn nhà hoặc căn hộ chung cư được thuê lại và ngăn ra làm nhiều ô nhỏ khác nhau để cho thuê chỗ nghỉ... nhưng vẫn gọi là homestay.

Hay tại Đà Lạt và Vũng Tàu đang nhiều tổ chức/cá nhân xây dựng nhiều mô hình phòng nghỉ “theo hướng độc đáo, lạ mắt”, như những thùng container hay các căn lều, nhà dạng cây... được bố trí khắp trong sân vườn, khu đất trống... và bán giá phòng khác nhau cũng gọi là homestay.

Lúc này, giá phòng bán là bán chỗ nghỉ, chứ hoàn toàn không có ý nghĩa nào của homestay. “Họ ăn uống tự túc, không có bất cứ gia đình nào sinh sống để có thể trải nghiệm các hoạt động tại gia đình”, ông Nguyễn Thanh Thắng, một hướng dẫn viên cho biết.

Theo tìm hiểu, ghi nhận thực tế của PV cho thấy, các cơ sở này kinh doanh dạng homestay nói trên cũng chỉ có mỗi lễ tân và phục vụ buồng/phòng (quen gọi tạp vụ). “Nếu không chấn chỉnh tình trạng này thì khách sẽ không biết được đâu là homestay và đâu là chỗ lưu trú đơn thuần”, ông Thắng nói.

Ai đảm bảo an toàn cho khách?

Kinh doanh homestay theo kiểu này đang đặt ra hàng loạt vấn đề. Thứ nhất là không kiểm soát được khách, với các hoạt động như cờ bạc, rượu chè, sử dụng ma túy hay chất kích thích các loại.

Kế nữa, các đơn vị kinh doanh kiểu này không hề đăng ký tạm trú, tạm vắng cho khách, dẫn tới rất nhiều rắc rối. Một vấn đề cũng đặt ra là nhiều khách mất tài sản, đồ đạc cá nhân cũng khó giải quyết...

Mặt khác, dễ thấy nhất là về cơ sở vật chất do không được kiểm định nên cũng không thể kiểm soát, nhất là mức độ an toàn. Khách ở tại các điểm nêu trên cũng không hề có được sự hướng dẫn hay hoạt động gì đi kèm ngoài đơn thuần chỉ là phòng ngủ.

Điển hình như TP. Đà Lạt, theo thống kê, đến nay đã có trên 250 cơ sở lưu trú mang “mác” homestay với số phòng gần 2.500 phòng mọc nhan nhản ở các khu vực ở vùng ven cho tới trung tâm thành phố. Tuy nhiên, điều đáng nói, trong số này mới chỉ có khoảng 180 cơ sở được cấp phép (có giấy chứng nhận đủ điều kiện an ninh trật tự).

Thời gian qua ở Đà Lạt, nhiều người đã mua/thuê đất nông nghiệp làm nhà sơ sài để kinh doanh du lịch. Đặc biệt là ở khu vực ngoại ô, chỉ cần tạo cảnh quan, “có view” là họ sẵn sàng mở cửa đón khách mà không đăng ký với cơ quan có thẩm quyền. Thay vào đó, họ đưa thông tin lên các trang mạng để quảng cáo, giới thiệu bán phòng cho khách...

Tình trạng phát triển tự phát dịch vụ “homestay” đã dẫn đến nhiều hệ lụy cho xã hội, dễ thấy nhất là việc trốn thuế, hiện tượng chặt chém về giá phòng, ăn uống... Đồng thời những cơ sở này móc nối với các “cò đặc sản” nhằm móc túi khách du lịch.

Thực tế cho thấy, nhiều cơ sở mang “mác” homestay nhưng là kinh doanh phòng nghỉ theo kiểu chộp giật. Họ hoàn toàn không đăng ký và thông báo với cơ quan chức năng việc kinh doanh, đồng thời, cơ quan chức năng thiếu quản lý, kiểm tra, giám sát... dẫn tới khách bị chặt chém vô tội vạ vào các mùa cao điểm. Còn mùa thấp điểm, các điểm này hạ giá đến “sát đất”, thậm chí có nơi chỉ bán vài ba chục ngàn đồng/đêm, dẫn tới tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, gây khó khăn cho các cơ sở lưu trú khác.

Hiện nay, theo quy định của pháp luật hiện hành, đặc biệt là Luật Du lịch (sửa đổi 2017) thì homestay là loại hình nhà ở, có phòng cho khách du lịch thuê, được bố trí trang thiết bị, tiện nghi. Trong đó, có yếu tố quan trọng là khách phải cùng sinh hoạt với gia đình chủ nhà.

Bên cạnh đó, để để đi vào hoạt động thì chủ các cơ sở cũng phải tuân thủ các điều kiện theo quy định. Đó là các quy định chung về kinh doanh lưu trú du lịch, như: phải đăng ký kinh doanh, đáp ứng về điều kiện an ninh - trật tự, an toàn về phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm, đáp ứng điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất kỹ thuật và dịch vụ phục vụ khách du lịch.

Ngoài ra, đối với loại hình nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê phải đáp ứng các điều kiện như: có nước sạch, có khu vực sinh hoạt chung, có bếp, phòng tắm, phòng vệ sinh, có chỗ ngủ... và chủ nhà phải được tập huấn về nghiệp vụ du lịch.

Theo baodulich.net.vn


Theo baodulich.net.vn

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]