(vhds.baothanhhoa.vn) - “Đại Việt sử ký toàn thư” có chép về Tống Văn Mẫn, người gốc Trung Hoa, sinh sống tại thôn Vũ Hạ, xã Xuân Lập (Thọ Xuân): "Thông hiểu kinh sử, thường theo vua đi đánh giặc, làm quân sư, rồi khuyên vua lên ngôi, mưu bàn việc nước, có công to, vua tin dùng như tâm phúc”.

Đền Thái sư Tống Văn Mẫn: Cần sớm được trùng tu

“Đại Việt sử ký toàn thư” có chép về Tống Văn Mẫn, người gốc Trung Hoa, sinh sống tại thôn Vũ Hạ, xã Xuân Lập (Thọ Xuân): "Thông hiểu kinh sử, thường theo vua đi đánh giặc, làm quân sư, rồi khuyên vua lên ngôi, mưu bàn việc nước, có công to, vua tin dùng như tâm phúc”.

Trong triều đình Tiền Lê, Tống Văn Mẫn là người đại diện cho tầng lớp trí thức tiến bộ, ông đã nhận thấy sự thối nát cùng tính chất phi nghĩa của cuộc chiến tranh xâm lược liên miên do nhà Tống tiến hành đối với các dân tộc. Ông đã cùng quân dân Đại Cồ Việt chống lại Bắc triều, đồng thời góp phần bày mưu, tính kế giúp Lê Hoàn nắm vững nội tình nhà Tống, đề ra những chiến lược, sách lược đúng đắn giáng vào chỗ yếu của kẻ thù.

Khi Lê Hoàn lên ngôi, trước sự phản đối của một số triều thần thì trái lại Tống Văn Mẫn cùng Phạm Cự Lượng và một số tướng sỹ khác tôn phò Lê Hoàn lên ngôi báu và dốc hết sức phục vụ triều đình nhà Lê. Ông nhìn thấy tài năng về mọi mặt, cộng với đạo đức tốt đẹp của Lê Hoàn xứng đáng giữ ngôi báu lãnh đạo quân dân chống Tống. Ông không chỉ giúp Lê Hoàn đuổi “giặc ngoài” mà còn tránh được “thù trong”, vì thế mà Lê Hoàn trọng dụng, phong làm Thái sư và phong thực ấp cho ông ở làng để đời đời thụ hưởng. Nhìn rõ điều đó nên suốt đời Tống Văn Mẫn luôn trung thành với Lê Hoàn.

Có thể nguồn tài liệu chính sử chưa đủ để hậu thế dựng lại một cách đầy đủ về chân dung nhà trí thức đã có công lớn trong việc dựng xây Nhà nước Đại Cồ Việt là Thái sư Tống Văn Mẫn. Tuy nhiên, bằng những gì còn lại trong chính sử đã khẳng định Tống Văn Mẫn là gương mặt tiêu biểu, có nhiều đóng góp trong lịch sử Việt Nam cuối thế kỷ X.

Về đền thờ Tống Văn Mẫn ở xã Xuân Lập (Thọ Xuân), di tích được xếp hạng cấp tỉnh năm 2011, chúng ta không khỏi ngậm ngùi về sự tàn phế. “Chỉ một cơn mưa to cũng có thể đổ sập đền thờ. Hiện, huyện Thọ Xuân đã khảo sát đề nghị để được trùng tu, tôn tạo lại đền cho xứng với những công lao mà Thái sư đóng góp cho triều Lê Sơ, cho vùng đất Xuân Lập này”, anh Nguyễn Đình Tình, công chức văn hóa xã cho biết.

Đền Thái sư Tống Văn Mẫn: Cần sớm được trùng tu

Từ ngoài cổng đền, những bức tường bong tróc đã lâu không được tu bổ.

Đền Thái sư Tống Văn Mẫn: Cần sớm được trùng tu

Rùa đá - hiện vật cổ nhất trong đền thờ Tống Văn Mẫn còn được lưu giữ đến ngày nay.

Đền Thái sư Tống Văn Mẫn: Cần sớm được trùng tu

Đền đã xuống cấp trầm trọng, cần sớm được tu bổ.

Đền Thái sư Tống Văn Mẫn: Cần sớm được trùng tu

Phía trong đền, tường ẩm mốc, nứt thành từng mảng; phần gỗ ở mái đền được người dân trong làng dùng những thanh củi để chống đỡ.

Đền Thái sư Tống Văn Mẫn: Cần sớm được trùng tu

Anh Nguyễn Đình Tình - công chức văn hóa xã giới thiệu về những hiện vật cổ còn lại trong đền.

KIỀU HUYỀN


KIỀU HUYỀN

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]