(vhds.baothanhhoa.vn) - Ngày 22/11, UBND huyện Thạch Thành phối hợp với Sở VH,TT&DL tổ chức đoàn Famtrip tham quan, khảo sát một số điểm du lịch và tọa đàm tham vấn ý kiến về phát triển du lịch huyện Thạch Thành. Đây là một trong những hoạt động nằm trong khuôn khổ Lễ hội văn hóa, thể thao, du lịch – Công bố điểm du lịch và quảng bá, giới thiệu sản phẩm tiêu biểu huyện Thạch Thành năm 2019.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Huyện Thạch Thành tham vấn ý kiến về phát triển du lịch

Ngày 22/11, UBND huyện Thạch Thành phối hợp với Sở VH,TT&DL tổ chức đoàn Famtrip tham quan, khảo sát một số điểm du lịch và tọa đàm tham vấn ý kiến về phát triển du lịch huyện Thạch Thành. Đây là một trong những hoạt động nằm trong khuôn khổ Lễ hội văn hóa, thể thao, du lịch – Công bố điểm du lịch và quảng bá, giới thiệu sản phẩm tiêu biểu huyện Thạch Thành năm 2019.

Tham dự có bà Vương Thị Hải Yến – Phó Giám đốc Sở VH,TT&DL; Hiệp hội Du lịch tỉnh, lãnh đạo Huyện ủy,UBND huyện Thạch Thành; các chuyên gia về phát triển du lịch; các doanh nghiệp lữ hành trong và ngoài tỉnh; các cơ quan thông tấn, báo chí…

Tham gia đoàn Famtrip, các đại biểu đã đến một số điểm danh lam thắng cảnh, di tích văn hóa, lịch sử tiêu biểu của huyện Thạch Thành: Thác Mây (xã Thạch Lâm), Đền Phố Cát và Khu trồng cây ăn quả công nghệ cao (xã Thành Vân). tại đây, đoàn đại biểu có một cái nhìn cụ thể và thực tế về tiềm năng và thế mạnh của du lịch huyện Thạch Thành.

Thác Mây - điểm du lịch hấp dẫn nhất ở Thạch Thành.

Đoàn Famtrip tham quan tại khu trồng cây ăn quả công nghệ cao.

Với chủ đề Từ tiềm năng di sản đến du lịch xanh, huyện Thạch Thành đã cho đại biểu có cái nhìn toàn diện về lợi thế cũng như những hạn chế của việc phát triển du lịch ở địa phương. Là huyện nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Thanh Hóa với 144.000 người chủ yếu là người dân tộc Kinh và Mường. Thạch Thành có đầy đủ đặc điểm điển hình của địa hình miền núi đá vôi đồi đất của miền trung du và đồng ruộng của đồng bằng với nhiều thắng cảnh đẹp như: Thác Mây, làng nhà sàn cổ (xã Thạch Lâm), thác Voi, đền Phố Cát (xã Thành Vân), di chỉ khảo cổ học hang con Moong (xã Thành Yên), khu di tích chiến khu Ngọc Trạo (xã Ngọc Trạo), suối nước nóng Vó Ấm (xã Thành Minh)… Ngoài ra, Thạch thành vẫn còn lưu giữ được các loại hình văn hóa dân gian, các di sản, sắc phong, văn bia, thần tích, phong tục tập quán của 2 dân tộc anh em đang sinh sốn là Kinh và Mường. Bên cạnh đó, các sản vật địa phương cũng chính là thế mạnh để thu hút khách du lịch đến với mảnh đất này.

Cồng chiêng - một loại hình văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc Mường ở Thạch Thành.

Toàn cảnh buổi tọa đàm.

Tại buổi tọa đàm tham vấn ý kiến về phát triển du lịch huyện Thạch Thành, các đại biểu đã có những ý kiến tham luận, góp ý tâm huyết, chân tình cho thấy từ những tiềm năng lớn ấy, để khai thác và phát triển được du lịch địa phương là điều không hề dễ. Đây cũng là câu chuyện của hầu hết các địa phương làm du lịch trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa nói chung. Với những chiến lược cụ thể, những sản phẩm du lịch đặc biệt riêng có của Thạch Thành, và những cách thoát khỏi lối mòn tự phát… cũng như mối quan hệ chặt chẽ giữa người địa phương, doanh nghiệp lữ hành, chính quyền địa phương, và cơ quan quản lý du lịch – nông nghiệp – thương mại đã được các đại biểu gợi mở, định hướng, vừa cụ thể, thiết thực và phù hợp với điều kiện thực tế của huyện để huyện Thạch Thành vận dụng, áp dụng trong thực tiễn nhằm phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần xứng đáng vào sự phát triển của ngành du lịch tỉnh Thanh Hóa.

Chia sẻ niềm vui với huyện Thạch Thành, bà Vương Thị Hải Yến – Phó Giám đốc Sở VH,TT&DL đã biểu dương sự tích cực, chủ động và sáng tạo trong việc triển khai các chương trình du lịch của huyện Thạch Thành, đồng thời, bà cũng cho rằng: Bức tranh toàn cảnh của du lịch Thạch Thành đã hiện ra thông qua các sản phẩm, cách làm, và qua cái nhìn của các doanh nghiệp, các chuyên gia của ngành du lịch. Và bà đề nghị: Huyện Thạch Thành nên đưa du lịch vào chương trình nghị quyết trong việc phát triển KT-XH của huyện.

Để du lịch Thạch Thành phát huy được hết mọi tiềm năng trong thời gian ngắn, bà Bùi Thị Mười – Bí thư Huyện ủy cho biết: Huyện đã và đang tập trung thực hiện ưu tiên đầu tư kinh phí, hệ thống cơ sở vật chất; nghiên cứu lập mới một số quy hoạch các điểm, khu du lịch làm cơ sở cho việc hình thành một số sản phẩm du lịch đặc trưng có tính cạnh tranh cao, phục vụ nhu cầu đa dạng của khách du lịch; đẩy mạnh việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để phát triển các sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp có chất lượng cao; phát triển, nâng tầm các sản phẩm tiêu biểu của huyện; kêu gọi, tạo điều kiện cho các các tổ chức, cá nhân, các doanh nghiệp đầu tư xây dựng, nâng cấp các cơ sở lưu trú du lịch, nhà hàng, nhà nghỉ, khách sạn, khu vui chơi giải trí, các loại hình dịch vụ tại địa bàn du lịch trọng điểm…

Kiều Huyền


Kiều Huyền

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]