(vhds.baothanhhoa.vn) - Nga Sơn là mảnh đất có bề dày lịch sử văn hóa. Trải qua hàng ngàn năm, vùng đất này được hình thành và mở rộng do phù sa bồi đắp và quá trình quai đê lấn biển của cư dân. Đặc biệt, Nga Sơn còn nổi tiếng với nhiều danh lam thắng cảnh như động Từ Thức, cửa Thần Phù, Mai An Tiêm, cuộc khởi nghĩa Ba Đình. Không những thế, về đây, chúng ta còn được trải nghiệm một vùng quê tâm linh hấp dẫn.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Nga Sơn: Một vùng quê di tích tâm linh hấp dẫn

Nga Sơn là mảnh đất có bề dày lịch sử văn hóa. Trải qua hàng ngàn năm, vùng đất này được hình thành và mở rộng do phù sa bồi đắp và quá trình quai đê lấn biển của cư dân. Đặc biệt, Nga Sơn còn nổi tiếng với nhiều danh lam thắng cảnh như động Từ Thức, cửa Thần Phù, Mai An Tiêm, cuộc khởi nghĩa Ba Đình. Không những thế, về đây, chúng ta còn được trải nghiệm một vùng quê tâm linh hấp dẫn.

Chùa Kim Liên

Chùa Kim Liên được khởi tạo năm Canh Tý (1720) trên dải đất bồi ở phía đông Lạch Rù (nay thuộc xã Nga Hưng, huyện Nga Sơn). Đến năm Tân Sửu (1781) vua Lê Hiển Tông sắc phong làng Mại Đức khởi tạo phủ Mại Đức bên cạnh chùa thờ vọng tam vị Quốc Thánh mẫu và Thành Hoàng làng Ngọc Châu công chúa. Năm Nhâm Tuất (1922) tăng ni, Phật tử tiếp tục tôn tạo lại chùa.

Thời kỳ kháng chiến chống Pháp, chùa Kim Liên là cơ sở cách mạng của xã Tân Đức, nơi đặt Văn phòng Chi bộ Đảng. Thời kì chống Mỹ chùa bị tàn phá nặng nề, sau đó thể theo nguyện vọng của nhân dân, con em Phật tử gần xa chùa được trùng tu tôn tạo, xây dựng lại một số hạng mục công trình và ngày 27/12/2014 (tức ngày 06/11/Giáp Ngọ) đã khánh thành Ngôi Đại hùng Bảo điện và An tâm Tượng chùa Kim Liên, tạo điểm đến tâm linh hấp dẫn cho con em quê hương và Phật tử gần xa về dâng hương, vãn cảnh.

Mừng Đại lễ Phật đản năm 2017 tại chùa Kim Liên.

Chùa Tiên hấp dẫn du khách

Nằm trong không gian cụm di tích xã Nga An, chùa Tiên nổi bật với cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn với nhiều cây cối xum xuê tỏa mát. Theo di chỉ khảo cổ học chùa Tiên được phát hiện từ năm 1974, chùa gắn liền với truyền thuyết động Từ Thức. Lễ hội được diễn ra hàng năm vào rằm tháng 3 âm lịch với nhiều hoạt động văn hóa - thể thao phong phú. Được biết huyện Nga Sơn đã và đang quy hoạch hồ Đồng Vụa và chùa Tiên tái tạo trồng vườn Đào trên núi và du lịch sinh thái trên hồ Đồng Vụa. Nơi đây đã là điểm đến tâm linh hấp dẫn.

Chùa Vân Hoàn

Chùa Vân Hoàn thuộc xã Nga Lĩnh. Trước đây, chùa có tên là Sùng Nghiêm Linh tự, rồi đổi tên thành chùa Vân Lỗi. Đây là ngôi chùa lớn đầu tiên của huyện Nga Sơn được ghi chép trong sử sách. Theo các hoa văn, ghi chép trên các bia đá trong chùa, thì chùa được xây dựng vào thời nhà Lý (khoảng thế kỷ XII - XIV). Chùa còn lưu giữ được 11 văn bia khắc vào vách đá. Các văn bia ca ngợi vị trí đắc địa của ngôi chùa, cũng như nêu lên mục đích cứu dân, giúp đời, từ bi, hỉ xả...

Trong phong trào Cần Vương chống Pháp, tại ngôi chùa này, nhân dân làng Vân Hoàn đã nuôi giấu mẹ của chí sĩ Trần Xuân Soạn, để ông có thể yên tâm cùng nghĩa quân Ba Đình tham gia chống giặc. Tháng 5/1950 tại chùa Vân Lỗi đã diễn ra Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện Nga Sơn lần thứ III với nghị quyết lịch sử: Rào làng chống càn thắng lợi. Ngôi chùa này cũng là nơi đã diễn ra Đại hội thành lập Đảng bộ huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình.

Chùa Hàn Sơn

Tọa lạc cửa Thần Phù là chùa Hàn Sơn. Theo sử ký, cửa biển Thần Phù xưa kia có nhiều sóng lớn. Vua Lê Đại Hành đi đánh giặc Chiêm Thành khi qua đây gặp sóng lớn bị đắm một số thuyền nên ngài đã sai đạo sỹ La Thế Viện dẹp sóng thần để cho đoàn thuyền đi qua. Năm 1797 chùa Hàn Sơn có vị sư ông trụ trì. Thời kỳ kháng chiến chống Pháp chùa Hàn Sơn do hòa thượng Thích Đàm Quế và hòa thượng Thích Thanh Thịnh trụ trì đã có công lao đóng góp trong việc giúp đỡ và bảo vệ các cán bộ hoạt động cách mạng và ủng hộ nhiều tiền của cho cách mạng kháng chiến. Chùa vừa được xây dựng lại trong khuôn viên diện tích hơn 3.000 m2, khá bài bản, phù hợp với cảnh đẹp nơi Thần Phù.

Chùa Thạch Tuyền

Chùa Thạch Tuyền là Di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia thuộc thôn Hậu Trạch, xã Nga Thạch.

Bản thần phả được lưu giữ tại đền Trung (Nga Thạch) do quan Hàn lâm viện đông các đại học sĩ Nguyễn Bính soạn năm 1672 ghi rõ về hai sự kiện quan trọng trên đất Nga Thạch. Đó là vào năm Nguyên Phong thứ nhất (1251) đê sông Lèn bị vỡ, lượng nước mưa rất lớn, mùa màng mất hết, nhân dân lâm vào cảnh màn trời chiếu đất, vua Trần Thái Tông về đất Nga Thạch chỉ huy quân dân hàn đê cứu dân. Ngày nay, quanh khu vực đồng bằng thuộc khu vực sông Lèn còn nhiều ao hồ, là vết tích của những trận lũ lụt trong các thế kỉ trước. Sau trận lũ lụt, vua Trần Thánh Tông cho xây dựng chùa, đền ở Nga Thạch để tạ ơn Phật thánh đã phù hộ cho việc cứu dân...

Thúy Hòa


Thúy Hòa

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]