(vhds.baothanhhoa.vn) - (VH&ĐS) Khi tiết trời miền Bắc chuyển sang Thu, các khu trung tâm du lịch biển của xứ Thanh bắt đầu vắng khách. Nhưng không vì thế mà thị trường du lịch Thanh Hóa mất đi sự sôi động. Thay vào đó là các lễ hội, sự kiện quan trọng thu hút hàng trăm nghìn lượt khách.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Những cú hích du lịch từ lễ hội và sự kiện

(VH&ĐS) Khi tiết trời miền Bắc chuyển sang Thu, các khu trung tâm du lịch biển của xứ Thanh bắt đầu vắng khách. Nhưng không vì thế mà thị trường du lịch Thanh Hóa mất đi sự sôi động. Thay vào đó là các lễ hội, sự kiện quan trọng thu hút hàng trăm nghìn lượt khách.

Thu hút một lượng lớn du khách

Thanh Hóa được đánh giá cao về mức độ giàu có nguồn tài nguyên du lịch, không chỉ bởi nhiều bãi biển đẹp, với các sản phẩm nghỉ dưỡng biển ngày càng phong phú, hấp dẫn mà còn bởi sự đa dạng và vô cùng đặc sắc bởi các sản phẩm du lịch văn hóa lễ hội. Cùng với đó, sự phát triển mạnh mẽ về cơ sở vật chất, kỹ thuật hạ tầng ngành Du lịch, giúp Thanh Hóa trở thành điểm đến lý tưởng cho việc tổ chức các sự kiện du lịch quan trọng.

Lễ hội không chỉ là loại hình văn hóa dân gian mà còn là nguồn tài nguyên du lịch nhân văn quan trọng. Thanh Hóa hiện có khoảng gần 400 lễ hội truyền thống. Trong đó, nhiều lễ hội trên địa bàn tỉnh có ý nghĩa lớn về mặt lịch sử, văn hóa, được tổ chức với quy mô lớn, hàng năm đã thu hút một lượng lớn du khách thập phương như: Lễ hội Lam Kinh, lễ hội Lê Hoàn, lễ hội Mai An Tiêm, lễ hội Bà Triệu, lễ hội đền Sòng, lễ hội Cầu Ngư…

Cùng với du lịch lễ hội, các sự kiện quan trọng diễn ra trên địa bàn tỉnh cũng là dịp để xứ Thanh đón một lượng khách trong nước và quốc tế. Có thể nói, đây là loại hình du lịch chất lượng cao, mang lại giá trị doanh thu cao gấp nhiều lần du lịch thông thường. Tuy nhiên, đối với dòng khách du lịch sự kiện, đòi hỏi về chất lượng dịch vụ, sản phẩm du lịch cũng cao hơn nhiều so với khách du lịch thông thường. Trong đó, sự kiện khai trương du lịch biển là sự kiện du lịch tiêu biểu được tổ chức thường niên trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

Với sự hấp dẫn của lễ hội và các sự kiện du lịch diễn ra trong suốt cả năm, khiến cho thị trường du lịch Thanh Hóa trở nên sôi động, ngay cả khi du lịch đã bước vào mùa thấp điểm như hiện nay. Cụ thể, lễ hội Lam Kinh hàng năm thu hút trên 500.000 lượt khách; sự kiện khai trương du lịch biển hàng năm đón khoảng 1 triệu lượt khách; sự kiện Chợ quê được tổ chức từ ngày 30/4 - 1/5/2017 tại quảng trường Đông Tây (FLC Samson Beach & Golf Resort) thu hút 2.000 du khách… góp phần không nhỏ vào tổng số hàng triệu du khách đến với xứ Thanh hàng năm.

Du lịch lễ hội góp phần cải thiện yếu tố mùa vụ.

Đầu tư có trọng điểm

Để phát triển du lịch 4 mùa trên mảnh đất xứ Thanh, cùng với các giải pháp về cơ chế chính sách, đầu tư phát triển du lịch, thì đa dạng hóa sản phẩm du lịch là một trong những giải pháp quan trọng nhằm thúc đẩy phát triển du lịch.

Với một kho tàng lễ hội phong phú, Thanh Hóa có thừa tiềm năng để phát triển loại hình du lịch này. Bài học kinh nghiệm từ các tỉnh, thành trong cả nước cho thấy, muốn đưa lễ hội trở thành một sản phẩm du lịch hoàn chỉnh, từ công tác tổ chức đến cách thức quảng bá phải thật bài bản và chuyên nghiệp. Thế nhưng, cả hai điều kiện cần và đủ trên, thực tế xứ Thanh đều chưa làm được. Mặt khác, chúng ta thừa lễ hội đặc sắc nhưng lại đang thiếu một chiến dịch quảng bá chuyên nghiệp. Theo đánh giá của các chuyên gia trong lĩnh vực du lịch cũng như văn hóa, cần phải có một chiến lược hợp lý trong việc đầu tư cho các lễ hội. Ngành văn hóa cần kết hợp với ngành du lịch, chính quyền địa phương rà soát lại, sau đó căn cứ vào quy mô, tính chất, thời gian, địa điểm, cơ sở vật chất… chọn lọc một số lễ hội đặc sắc, ấn tượng để từ đó xây dựng thành sản phẩm “đinh” và đưa ra chiến lược quảng bá phù hợp.

Cùng với du lịch lễ hội, nhu cầu du lịch sự kiện trên địa bàn tỉnh sẽ ngày càng tăng, thậm chí tăng trưởng tốt trong tương lai. Chính vì vậy, Thanh Hóa đã và đang tập trung phát triển hạ tầng giao thông đô thị, hệ thống khách sạn, resoft, trung tâm mua sắm cao cấp… Đặc biệt, muốn thu hút được dòng khách sự kiện quốc tế, vấn đề chất lượng dịch vụ và cảnh quan môi trường cũng cần được cải thiện mạnh mẽ trong thời gian tới. Với tính chất của loại hình du lịch sự kiện, việc khai thác có hiệu quả không chỉ mang lại nguồn thu trước mắt mà thông qua các sự kiện hội họp, đặc biệt là những sự kiện mang tính quốc tế, du lịch sự kiện còn mở ra cơ hội phát triển kinh tế - xã hội lớn cho xứ Thanh.

Chính vì vậy, chương trình phát triển du lịch giai đoạn 2016 - 2020 đã đề cập đến vấn đề chuẩn bị các điều kiện khai thác phát triển sản phẩm du lịch mới: du lịch công vụ, hội nghị, hội thảo tại thành phố Thanh Hóa, Sầm Sơn, KKT Nghi Sơn. Dự kiến trong thời gian tới, tỉnh sẽ đẩy mạnh việc thu hút các doanh nghiệp, tổ chức một số loại hình du lịch thể thao giải trí hấp dẫn (golf tour), du lịch vận may (casino tour), du lịch cảm giác mạnh (lướt ván, nhảy dù), dịch vụ vui chơi giải trí truyền thống và hiện đại tại các khu du lịch trọng điểm… Đồng thời tổ chức các khu bán hàng lưu niệm, đặc sản nhằm phục vụ khách du lịch sự kiện.

Hoài Anh



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]