(vhds.baothanhhoa.vn) - (VH&ĐS) Hàng trăm làng nghề truyền thống đang tồn tại và phát triển sẽ là nguồn lực dồi dào để Thanh Hóa phát triển kinh tế du lịch. Nhưng các làng nghề vẫn đang đìu hiu du khách. Vậy nguyên nhân vì đâu?

Tin liên quan

Đọc nhiều

Phát triển du lịch làng nghề - Tiềm năng còn bỏ ngỏ (Kì 2): Các làng nghề chưa thu hút được du khách

(VH&ĐS) Hàng trăm làng nghề truyền thống đang tồn tại và phát triển sẽ là nguồn lực dồi dào để Thanh Hóa phát triển kinh tế du lịch. Nhưng các làng nghề vẫn đang đìu hiu du khách. Vậy nguyên nhân vì đâu?

Trong những năm gần đây, du lịch làng nghề truyền thống ở Việt Nam đangngày càng hấp dẫn và có sức hút đối với du khách trong và ngoài nước. Nhiều làng nghề nổi tiếng trong nước như: Gốm sứ Bát Tràng (Hà Nội), gỗ Đồng Kị (Bắc Ninh), đúc đồng Phường Đúc, nón lá Phù Cam (Thừa Thiên - Huế), mộc Kim Bồng, gốm Thanh Hà (Quảng Nam)... đã được nhiều đơn vị lữ hành mở các tour đưa khách du lịch đến thăm. Việc du khách đến tham quan, du lịch tại các làng nghề không chỉ giúp các địa phương giới thiệu, quảng bá sản phẩm và nét đẹp văn hóa đến du khách mà còn giúp người dân làng nghề có việc làm và tăng thu nhập.

Thanh Hóa hiện có 155 làng nghề truyền thống đang tồn tại, phát triển. Trong đó, nhiều nghề, làng nghề có hàng trăm năm tuổi và nổi tiếng khắp cả nước với những sản phẩm “để đời” như: Chiếu Nga Sơn, đúc đồng Kẻ Chè,nhiễu Hồng Đô, bánh gai Tứ Trụ, chạm khắc đá Đông Hưng, chè lam Phủ Quảng, nón là Trường Giang, mộc Đạt Tài... Không chỉ nổi tiếng bởi chất lượng sản phẩm, đa số các làng nghề vẫn còn lưu giữ những nét đẹp truyền thống thông qua các phong tục, tập quán và lễ hội. Đặc biệt, nhiều làng nghề nằm trên các tuyến du lịch của tỉnh, trong đó có những làng nghề nằm rất gần, thậm chí nằm ngay tại các điểm du lịch rất thuận lợi cho việc đưa khách đến tìm hiểu, tham quan. Thế nhưng loại hình du lịch này vẫn chưa được các cấp chính quyền, ngành chức năng quan tâm đầu tư khai thác nên các làng nghề hiện vẫn vắng bóng du khách.

Làng mộc Đạt Tài có nhiều tiềm năng phát triển du lịch. (Ảnh: Đăng Văn)

Làng nghề mây tre đan Đan Vĩ, xã Hoằng Thịnh và mộc Đạt Tài, xã Hoằng Hà, huyện Hoằng Hóa nằm trong diện 15 làng nghề truyền thống được quy hoạch thành điểm du lịch làng nghề trên địa bàn tỉnh theo Quyết định 3136/QĐ-UBND, ngày 25/09/2014. Theo đó, 2 làng nghề là điểm gắn kết của tuyến du lịch từ TP Thanh Hóa đi Nga Sơn, gần với khu du lịch Hải Tiến nên rất thuận lợi để kết hợp đưa khách du lịch đến tham quan. Tuy có nhiều thuận lợi để phát triển nhưng các làng nghề vẫn đang vắng bóng du khách ghé thăm. Lý giải về thực trạng này, đại diện lãnh đạo 2 xã Hoằng Thịnh và Hoằng Hà thừa nhận: Du lịch làng nghề là lĩnh vực mới, khó và ngoài “tầm với” nên địa phương chưa nghĩ đến. Vì vậy, mọi hoạt động tuyên truyền, quảng bá, xây dựng phòng trưng bày giới thiệu sản phẩm chưa được thực hiện.

So với mộc Đạt Tài và mây tre đan làng Đan Vĩ, làng nghề đúc đồng Kẻ Chè, xã Thiệu Trung, huyện Thiệu Hóa đã có nhiều động thái tích cực để thu hút khách tham quan, mua sắm sản phẩm... Ông Trần Thanh Lạc - Chủ tịch UBND xã này cho biết: Ngoài quy hoạch làng nghề diện tích trên 5 ha có vị trí thuận lợi cho du khách và đã có32 hộ vào làng nghề, xã đã xây dựng, đưa vào sử dụng khu trưng bày, giới thiệu và quảng bá sản phẩm với diện tích 1.000m2 từ đầu năm 2015. Cùng với khu trưng bày của xã, mỗi hộ làm nghề đều có khu trưng bày riêng, rất thuận lợi cho khách đến tham quan, tìm hiểu. Bên cạnh đầu tư cơ sở hạ tầng làng nghề, việc tuyên truyền quảng bá, giới thiệu sản phẩm, hình ảnh làng nghề được địa phương và các hộ làm nghề quan tâm. Thông qua website của xã và hộ làm nghề, hình ảnh làng nghề đúc đồng Thiệu Trung đã đến được đông đảo người dân cả nước.

Mặc dù có nhiều động thái tích cực như vậy và Thiệu Trung lại nằm trên tuyến du lịch theo hành trình từ thành phố Thanh Hóa - Vĩnh Lộc - Cẩm Thủy - Bá Thước. Song làng nghề đúc đồng Thiệu Trung cũng chưa thu hút được khách du lịch mà chỉ có các đoàn khách tham quan của tỉnh, Trung ương - ông Lạc thừa nhận.

Nghề nhiễu Hồng Đô với truyền thống hàng trăm năm tuổi, nức tiếng cả nước. (Ảnh: Xuân Tứ)

Các làng nghề không thu hút được khách du lịch một phần đây là loại hình du lịch mới. Trong khi để phát triển du lịch làng nghề cần phải có thời gian, lộ trình và cần nguồn ngân sách lớn để hoàn thiện đảm bảo các tiêu chí phục vụ du lịch. Bên cạnh đó, việc tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu hình ảnh làng nghề cũng như việc quy hoạch làng nghề, phòng trưng bày sản phẩm... chưa được quan tâm. Mặt khác, doanh nghiệp làm du lịch chưa quan tâm, khai thác loại hình du lịch này nên không đưa khách đến tham quan tại các làng nghề cho dùlàng nghề đó nằm gần hoặc ngay điểm du lịch.

Phát triển du lịch làng nghề là hướng đi đúng đắn, phù hợp trong chính sách quảng bá và phát triển du lịch hiện nay. Việc phát triển du lịch làng nghề không chỉ đem lại lợi nhuận về kinh tế, giúp người dân giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập mà còn là cách thức để gìn giữ bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Tuy nhiên, với 155 làng nghề truyền thống đang tồn tại, phát triển, trong đó có 15 làng nghề được tỉnh chọn là điểm du lịch làng nghề gắn với các tour, tuyến du lịch danh thắng, nghỉ dưỡng trên địa bàn tỉnh... vẫn chưa có khách du lịch ghé thăm. Làm gì đểphát triển du lịch tại các làng nghề đang là câu hỏi đặt ra cho các ngành, chính quyền địa phương, người dân và cả doanh nghiệp làm du lịch.

Minh Lý



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]