Trong những năm 1960, lượng khách du lịch đến các thành phố không ngừng tăng về số lượng và tính chất dẫn đến đẩy nhanh số lượng và chất lượng sản phẩm du lịch cung cấp cho khách tại các thành phố. Trong giai đoạn 2007 - 2015 trên toàn thế giới, số lượng các chuyến đi đến thành phố tăng 82% và đạt được thị phần 22%, đặc biệt là trong cả các ngày lễ, ngày nghỉ hay các sự kiện quan trọng như thể thao, văn hóa...

Tin liên quan

Đọc nhiều

Phát triển du lịch thành phố và bài học cho Việt Nam

Trong những năm 1960, lượng khách du lịch đến các thành phố không ngừng tăng về số lượng và tính chất dẫn đến đẩy nhanh số lượng và chất lượng sản phẩm du lịch cung cấp cho khách tại các thành phố. Trong giai đoạn 2007 - 2015 trên toàn thế giới, số lượng các chuyến đi đến thành phố tăng 82% và đạt được thị phần 22%, đặc biệt là trong cả các ngày lễ, ngày nghỉ hay các sự kiện quan trọng như thể thao, văn hóa...

Phát triển du lịch thành phố

Khách du lịch đến các đô thị, thành phố chủ yếu tham quan, nghiên cứu thưởng thức giá trị các di sản, di tích lịch sử, công trình kiến trúc cũng như giá trị phong tục tập quán, lễ hội... được bảo tồn lưu lại qua nhều thế hệ. Đối với đô thị cổ kính với kiến trúc cổ, số lượng khách quốc tế nhiều hơn so với khách du lịch nội địa. Còn đối với thành phố hiện đại với các khu dịch vụ vui chơi giải trí cao cấp dẫn đến xu hướng số lượng khách du lịch nội địa đến tham quan nghỉ ngơi nhiều hơn. Theo dự báo của Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO), lượng khách quốc tế đến các thành phố hay đi qua các thành phố trung tâm trên toàn thế giới dự kiến ​​sẽ đạt 1,4 tỷ lượt vào năm 2020 và 1,8 tỷ lượt vào năm 2030. Một nghiên cứu tại châu Âu với hơn 2.600 người dân tại các thành phố Copenhagen (Đan Mạch), Berlin, Munich (Đức), Amsterdam (Hà Lan) và Barcelona, Lisbon (Tây Ban Nha) - là những thành phố có cả hai loại hình cổ kính và hiện đại đều có kết quả: khu vực phố cổ, số lượng khách du lịch quốc tế ngày càng tăng và ngược lại khách du lịch trong nước đến tham quan nhiều hơn các trung tâm thương mại mới, hiện đại gắn liền với sự tiến bộ của khoa học công nghệ.

Mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ có định hướng lựa chọn một số thành phố để phát triển du lịch ngay từ khi có xu hướng khách du lịch đến tham quan. Pháp, Anh, Đan Mạnh... đã lựa chọn thủ đô - nơi gắn kết giữa đô thị cũ và mới để đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng, giá trị tài nguyên du lịch, dịch vụ vượt trội hơn các khu vực khác. Một số nước khu vực châu Á như Trung Quốc, Malaysia, Thái Lan, Lào, Campuchia... lựa chọn các khu vực cố đô của các triều đại trước đó để phát triển du lịch. Vì các khu vực này phản ánh lên được quá trình lịch sử phát triển của một nước, một dân tộc thông qua hệ thống kiến trúc hạ tầng, nhà cửa, đền thờ, phong tục, tập quán, lễ hội, lối sống, sinh hoạt cộng đồng... thu hút được nhiều khách du lịch. Một số nước ASEAN, Bắc Á và Trung Đông đã lựa chọn các thành phố buôn bán, trung tâm thương mại... để phát triển du lịch đô thị. Vì các khu vực này thu hút được một số lượng khách du lịch đến tham quan, kết hợp trao đổi mua bán hàng hóa. Sự sầm uất và nét văn hóa trao đổi mua bán tại các khu phố chợ, trung tâm thương mại đã tạo nên tính đặc sắc về tài nguyên du lịch.

Bài học cho Việt Nam

Do tích chất đặc điểm các thành phố, cố đô, thị trấn có sự khác nhau. Cụ thể như đối với đô thị cổ đều có không gian hẹp nên khó điều chỉnh và lồng ghép các cơ sở dịch vụ và hạ tầng cho du lịch. Do kiến trúc các đô thị cổ đã được hình thành và định hình qua nhiều năm nên một số tài nguyên dễ bị mất đi hoặc hư hỏng, đặc biệt tài nguyên nằm dưới đất, nước và tài nguyên dễ bị thất lạc như các vật cổ. Vì vậy, cần thiết xây dựng các bản quy hoạch nhằm xác định rõ khu vực cần được ưu tiên; cần sớm thực hiện việc tìm kiếm, khảo cổ để lưu giữ hiện vật và bảo tồn giá trị tài nguyên. Đối với các thành phố đô thị hiện đại với ưu thế về diện tích, không gian mở nên việc định hình các dịch vụ, cơ sở hạ tầng du lịch dễ dàng hơn, đặc biệt là khu vui chơi giải trí, công viên cây xanh cần được định hình để đảm bảo các dịch vụ hài hòa trong không gian thành phố hiện đại.

Qúa trình hình thành đô thị cổ luôn gắn liền với kiến trúc thượng tầng của mỗi chế độ trong từng giai đoạn phản ánh trình độ, giá trị văn hóa, nghệ thuật, phong tục tập quán, tôn giáo tín ngưỡng xã hội lúc đó nay có thể trở thành điểm hấp dẫn khách du lịch. Động cơ mục đích và nhu cầu của khách du lịch khi đến các khu vực đó là để tham quan, nghiên cứu, tìm kiếm giá trị nguyên sơ, giá trị cổ kính. Vì vậy, phát triển các dịch vụ đáp ứng nhu cầu của khách du lịch phải được ẩn “mình” và hài hòa trong giá trị tài nguyên sẵn có. Các thành phố mới có điều kiện không gian, chưa bị áp lực về cơ sở hạ tầng xã hội, ngành nghề và kỹ thuật nên cơ hội mở cho cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan đầu tư và các doanh nghiệp du lịch tính toán xây dựng phát triển các dịch vụ, cơ sở kinh doanh có chất lượng cao. Theo đó, xây dựng hệ thống vật chất kỹ thuật du lịch phải tuân thủ theo quy hoạch đô thị gắn liền với phát triển du lịch đã được phê duyệt. Việc lựa chọn các nhà đầu tư tại các đô thị mới cần được tính toán đến năng lực các nhà đầu tư cả về tài chính và chuyên môn.

Phát triển du lịch đô thị không phải là vấn đề mới đối với nhiều nước trên thế giới, vì họ xem đô thị và các yếu tố tạo nên đô thị là tài nguyên du lịch. Trong thực tế của một chuyến đi du lịch, khách bao giờ cũng trải nghiệm ít nhất một lần tham quan du lịch, đi qua hoặc thành phố nào đó khi đến một quốc gia. Thành phố hay đô thị phát triển phụ thuộc vào lịch sử từng quốc gia, trong sự phát triển đó đã tạo nên các loại tài nguyên du lịch ở các dạng khác nhau. Việc khai thác tài nguyên đó cho phát triển du lịch đô thị phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó có cơ quan quản lý nhà nước, các ngành, cộng đồng dân cư. Nếu coi đó là tài nguyên du lịch thì hãy chung tay cùng với ngành Du lịch khai thác tài nguyên đó cho du lịch phát triển trong đô thị, thành phố.

Theo baodulich.net.vn


Theo baodulich.net.vn

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]