(vhds.baothanhhoa.vn) - Mặc dù hoạt động du lịch của Ninh Bình mới phát triển mạnh trong những năm gần đây, nhưng nhiều địa danh du lịch của địa phương này đã được đông đảo khách quốc tế biết đến, được Tạp chí Du lịch Insider của Mỹ bình chọn đứng đầu “top” 10 điểm du lịch hấp dẫn nhất thế giới năm 2018.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Thu hút khách quốc tế, góc nhìn từ du lịch Ninh Bình

Mặc dù hoạt động du lịch của Ninh Bình mới phát triển mạnh trong những năm gần đây, nhưng nhiều địa danh du lịch của địa phương này đã được đông đảo khách quốc tế biết đến, được Tạp chí Du lịch Insider của Mỹ bình chọn đứng đầu “top” 10 điểm du lịch hấp dẫn nhất thế giới năm 2018.

Trước khi Tràng An được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, cả vùng này là ruộng nước sình lầy “chiêm khê, mùa thối”, xen kẽ những dải đồi trọc, núi đá của tỉnh Ninh Bình một thời được mệnh danh là vùng đất bốn “B” (buồn, bực, bụi, bẩn). Nguyên do của chữ bốn “B” là vì nghề chính của nhiều người dân là chuyên vào núi phá đá đốt vôi, gây bụi bẩn mù mịt. Được sự chấp thuận của Chính phủ, lãnh đạo tỉnh Ninh Bình mạnh dạn giao cho doanh nghiệp Xây dựng Xuân Trường, phối hợp Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) đầu tư xây dựng quần thể danh thắng Tràng An, với tổng kinh phí hơn 17 nghìn tỷ đồng, thời gian thực hiện 70 năm.

Chỉ sau 14 năm xây dựng trên tinh thần hợp tác công - tư, quần thể danh thắng Tràng An với cảnh quan thiên nhiên đặc sắc, phát hiện thêm nhiều giá trị nổi bật toàn cầu về văn hóa, địa chất, địa mạo; về dấu tích biển xâm thực, người Việt cổ. Trong diện tích 12.254 ha quần thể danh thắng Tràng An chứa nhiều di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh được nhận diện gồm: 29 di tích lịch sử cấp tỉnh, 20 di tích quốc gia tiêu biểu và hàng nghìn héc-ta rừng đặc dụng xanh ngút ngàn, hút hồn du khách thập phương.

Lượng khách quốc tế đến với Ninh Bình tương đối ổn định quanh năm.

Nhìn lại việc tổ chức các sự kiện: Đại lễ Phật đản Liên Hiệp Quốc (Vesak) năm 2008; Lễ rước ngọc xá lợi từ Ấn Độ về chùa Bái Đính. Tổ chức Đại lễ Vesak lần thứ hai năm 2014, Ninh Bình đón tiếp 1.500 đại biểu quốc tế đến từ 97 quốc gia, vùng lãnh thổ; đón tiếp hàng chục đoàn nghệ thuật các nước ASEAN... Đây là địa phương được Tạp chí Du lịch Insider của Mỹ bình chọn đứng đầu “top” 10 điểm du lịch hấp dẫn nhất thế giới năm 2018. Ngành du lịch Ninh Bình nhờ đó có thêm nhiều bước tiến mới. Năm 2018, Ninh Bình đã đón trên 7,3 triệu lượt khách, trong đó có gần 1 triệu khách quốc tế, tổng thu đạt trên 3.200 tỷ đồng. Năm 2019, tỉnh phấn đấu đón 7,5 triệu lượt khách du lịch trong nước, quốc tế. Quan trọng hơn là hàng vạn người dân có công ăn việc làm, đời sống ngày càng nâng cao.

Kết quả và kinh nghiệm phát triển du lịch của Ninh Bình sẽ là bài học quý báu cho quá trình hoạch định, xây dựng, triển khai thực hiện chiến lược, kế hoạch phát triển du lịch cho nhiều tỉnh, thành trong cả nước.

Nói đến du lịch Thanh Hóa, cùng với các khu nghỉ dưỡng biển nổi tiếng như: Sầm Sơn, Hải Hòa (Tĩnh Gia), Hải Tiến (Hoằng Hóa), xứ Thanh còn có trên 1.500 di tích lịch sử và nguồn vốn di sản văn hoá phi vật thể phong phú. Cùng với đó, cơ sở vật chất phục vụ du lịch tương đối ổn định. Mặt khác, lợi thế nổi bật của Thanh Hóa so với các địa phương trong vùng đó là sở hữu hệ thống giao thông khá đồng bộ, với đường bộ, đường sắt và đường hàng không. Trong những năm gần đây, lượng khách đến với Thanh Hóa tăng trưởng mạnh mẽ, đặc biệt là dòng khách quốc tế. Năm 2018 du lịch Thanh Hóa đón được trên 8,2 triệu lượt khách (trong đó khách quốc tế đạt 230.000 lượt khách); phục vụ trên 15 triệu ngày khách (trong đó khách quốc tế đạt 665.700 ngày khách); tổng thu du lịch 11 nghìn tỷ đồng (trong đó tổng thu từ khách quốc tế đạt 62.200.000 USD).

Tuy nhiên, thực tế cho thấy rõ, mặc dù tổng lượng khách đến với Ninh Bình trong năm 2018 thấp hơn so với Thanh Hóa, song lượng khách quốc tế đến với địa phương này gấp hơn 4 lần so với xứ Thanh. Đây là dòng khách tiềm năng mà Ninh Bình cũng như Thanh Hóa đều đang hướng tới.

Ông Hoàng Thanh Phong - Phó Giám đốc Sở Du lịch Ninh Bình cho biết: Không phải bỗng nhiên mà Ninh Bình trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn, có độ phủ sóng rộng rãi trên các phương tiện truyền thông và được khách du lịch, đặc biệt là khách quốc tế ưu tiên lựa chọn. Điều này chỉ có thể xuất phát từ nguồn tài nguyên du lịch dồi dào, cùng một chiến lược khai thác và phát triển du lịch một cách bài bản, hiệu quả của địa phương. Và với Thanh Hóa, một địa phương có tiềm năng lớn trong phát triển các sản phẩm du lịch đặc trưng, với nhiều khu, điểm du lịch hấp dẫn, hoàn toàn có thể trở thành điểm đến thu hút khách quốc tế. Tuy nhiên, thị trường khách quốc tế cũng là dòng khách có nhiều đòi hỏi về dịch vụ du lịch, về môi trường, cảnh quan tự nhiên”.

Tỉnh Ninh Bình đặt ra mục tiêu sớm trở thành một trung tâm du lịch trọng điểm của cả nước. Để hiện thực hóa mục tiêu đó, tỉnh đã đề ra nhiều giải pháp cơ bản. Trong đó, tập trung phát triển du lịch theo quy hoạch đã được phê duyệt, đặc biệt là khu danh thắng Tràng An. Chú trọng đầu tư hệ thống hạ tầng du lịch đồng bộ, hiện đại và các cơ sở lưu trú chất lượng từ 3 - 5 sao. Xây dựng các sản phẩm du lịch mới, bổ trợ cho sản phẩm du lịch văn hóa - di sản. Kêu gọi các nhà đầu tư chiến lược vào du lịch. Đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá du lịch trên các phương tiện truyền thông, các hội chợ du lịch và thông qua các đoàn famtrip, frestrip trong nước và quốc tế. Tăng cường liên kết phát triển du lịch với các trọng điểm du lịch trong nước và quốc tế...

Hoài Anh


Hoài Anh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]