(vhds.baothanhhoa.vn) - Thực tế, hàng loạt dự án chậm tiến độ đã và đang ảnh hưởng đến môi trường đầu tư và kìm hãm sự phát triển của ngành “công nghiệp không khói” xứ Thanh. “Nguyên nhân nào thì sẽ có giải pháp đó, nếu chậm do chủ quan từ nhà đầu tư như tài chính, năng lực hạn chế hoặc mục tiêu là giữ đất... thì thu hồi dự án là giải pháp tốt nhất” - bà Vương Thị Hải Yến - Phó Giám đốc Sở VH,TT&DL Thanh Hóa khẳng định như vậy.

Tin liên quan

Đọc nhiều

“Vấn nạn” dự án du lịch chậm tiến độ (Bài cuối): Nguyên nhân nào - Giải pháp đó

Thực tế, hàng loạt dự án chậm tiến độ đã và đang ảnh hưởng đến môi trường đầu tư và kìm hãm sự phát triển của ngành “công nghiệp không khói” xứ Thanh. “Nguyên nhân nào thì sẽ có giải pháp đó, nếu chậm do chủ quan từ nhà đầu tư như tài chính, năng lực hạn chế hoặc mục tiêu là giữ đất... thì thu hồi dự án là giải pháp tốt nhất” - bà Vương Thị Hải Yến - Phó Giám đốc Sở VH,TT&DL Thanh Hóa khẳng định như vậy.

Gỡ “nút thắt” giải phóng mặt bằng

Thực tế, các quy định của pháp luật về bồi thường GPMB thay đổi gây khó khăn cho các nhà đầu tư khi triển khai dự án; ngoài trường hợp dự án thuộc đối tượng nhà nước thu hồi đất, tất cả các nhà đầu tư đều phải trực tiếp thỏa thuận với người dân về giá bồi thường GPMB hoặc thông qua hình thức trực tiếp nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, nhận góp vốn, thuê quyền sử dụng đất nên công tác GPMB gặp phải không ít khó khăn.

Trở lại với dự án biệt thự Hùng Sơn (TP Sầm Sơn), được biết, tính đến tháng 4/2018 đã GPMB được 21,768/26,09 ha, với 102/140 hộ và 1.500/2.000 ngôi mộ đã di chuyển đến địa điểm mới. Theo đó, hiện dự án còn “vướng” tới 38 hộ chưa thực hiện bàn giao đất cho nhà đầu tư. Một số hộ dân ở đây cho rằng, nguyên nhân họ chưa phối hợp với nhà đầu tư và chính quyền địa phương trong việc GPMB là do nhà đầu tư bồi thường với mức giá 230.000 đồng/m2 đất (theo mức giá từ những năm 2004, 2005) là không thể chấp nhận được.

Tuy nhiên, theo ông Hoàng Văn Phong (cán bộ BQL dự án biệt thự Hùng Sơn) thì cho rằng, quá trình GPMB, công ty cũng đã tích cực phối hợp với chính quyền địa phương trong hỗ trợ và chi trả cho đối tượng chịu ảnh hưởng. Nhưng đến nay, do thời gian GPMB quá dài đã khiến cho kinh phí bồi thường đội lên tới 20,449 tỷ đồng (trong khi đó theo phương án được UBND tỉnh phê duyệt vào các năm 2004 và 2006 là 6,649 tỷ đồng). Cùng với đó là hàng loạt chi phí khác khiến cho nhà đầu tư chịu nhiều tổn thất. Và nếu địa phương cứ tiếp tục chậm GPMB thì dự án không còn cách nào khác là không thể thực hiện.

Như vậy, nếu lấy dự án biệt thự Hùng Sơn làm tham chiếu thì không khó để tìm ra nguyên nhân chậm GPMB ở nhiều dự án khác. Và có thể câu chuyện sẽ không đi đến hồi kết nếu người dân không được đảm bảo lợi ích, trong khi nhà đầu tư và phía chính quyền địa phương, các sở, ngành liên quan cứ tiếp tục “đá quả bóng” trách nhiệm cho nhau.

Dự án du lịch chậm tiến độ đã và đang ảnh hưởng đến môi trường đầu tư và kìm hãm sự phát triển của ngành “công nghiệp không khói” xứ Thanh.

Kiên quyết thu hồi dự án chậm tiến độ

Thực tế, một số dự án dù đã được UBND tỉnh chấp thuận cho giãn tiến độ. Thế nhưng đến thời điểm hiện nay, một số dự án như: Khu biệt thự nghỉ dưỡng Đức Thịnh (gia hạn 4 lần);Khu đô thị du lịch sinh thái Tân Dân (gia hạn 2 lần); Dự án xây dựng khu du lịch công viên Biển Xanh (gia hạn 2 lần); Du lịch Golden Coast resort (gia hạn 2 lần)... vẫn chưa có những động thái tích cực trong việc triển khai, thực hiện dự án.

Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thanh Hóa, để giải quyết tình trạng các dự án chậm tiến độ, đối với các dự án đã được giao đất, cho thuê đất, nhóm dự án không triển khai hoặc triển khai chậm so với tiến độ thực hiện đã đăng ký: định kỳ 6 tháng thực hiện rà soát, thanh tra, kiểm tra để chấm dứt hoạt động của dự án và thu hồi đất theo quy định của pháp luật đầu tư và đất đai. Còn đối với các dự án chưa được giao đất, cho thuê đất: định kỳ 6 tháng thực hiện rà soát các dự án được chấp thuận đã quá thời gian hoàn thành hồ sơ, thủ tục nhưng không thực hiện thủ tục gia hạn và ký quỹ bảo đảm thực hiện dự án để chấm dứt chủ trương đầu tư theo quy định.

Bà Vương Thị Hải Yến - Phó Giám đốc Sở VH,TT&DL, cho rằng: Xét vấn đề ở nguyên nhân nào thì sẽ có giải pháp đó. Nếu chậm do chủ quan từ nhà đầu tư như tài chính, năng lực hạn chế hoặc mục tiêu là giữ đất, kêu gọi nhà đầu tư thứ cấp... thì thu hồi dự án là giải pháp tốt nhất. Nếu xuất phát từ thủ tục hành chính chậm, thì đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính; đồng thời, giao trách nhiệm cụ thể cho từng ngành, địa phương để đồng hành, hướng dẫn, sát cánh và kịp thời tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Còn nếu nguyên nhân là GPMB chậm thì giải pháp là tăng cường vai trò của chính quyền địa phương, hay nhấn mạnh vai trò quan trọng của chính quyền địa phương trong việc quyết liệt thực hiện nhiệm vụ được giao theo chức năng, thẩm quyền.

Như vậy, để giải quyết tình trạng hàng loạt dự án du lịch chậm tiến độ đang diễn ra hiện nay, trước hết cần hài hòa lợi ích giữa các bên liên quan trong quá trình GPMB. Cùng với đó là vấn đề “sàng lọc” năng lực của các nhà đầu tư ngay từ đầu vào. Đặc biệt, giải pháp mang tính chìa khóa cho “vấn nạn” dự án chậm tiến độ là kiên quyết thu hồi các dự án không đưa đất vào sử dụng trong thời hạn 12 tháng liên tục (theo quy định tại Điểm (g), Khoản 1, Điều 48, Luật Đầu tư năm 2014), các dự án kéo dài và không sử dụng đất đúng mục đích, các dự án được gia hạn nhiều lần... Qua đó tạo niềm tin đối với nhà đầu tư chiến lược, góp phần tích cực trong cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, tạo diện mạo mới cho du lịch xứ Thanh.

Hoài Anh


Hoài Anh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]