(vhds.baothanhhoa.vn) - Hơn 80 năm trước, tại ngôi làng ven biển mang tên Hanh Cù, mẹ và những người thân trong gia đình đã nuôi giấu, che chở nhiều cán bộ của Đảng như: Tố Hữu, Lê Tất Đắc, Trịnh Ngọc Điệt...

Về Hậu Lộc thăm nơi từng nuôi giấu cán bộ cách mạng

Hơn 80 năm trước, tại ngôi làng ven biển mang tên Hanh Cù, mẹ và những người thân trong gia đình đã nuôi giấu, che chở nhiều cán bộ của Đảng như: Tố Hữu, Lê Tất Đắc, Trịnh Ngọc Điệt...

Về Hậu Lộc thăm nơi từng nuôi giấu cán bộ cách mạng

Căn nhà của mẹ Tơm trên mảnh đất Hanh Cù, nay là thôn Đông Thành, xã Đa Lộc, huyện Hậu Lộc. Ngôi nhà rơm ngày ấy không còn nữa, nhưng những kỷ vật in hằn ký ức về mẹ vẫn còn được con cháu đời sau lưu giữ cho đến tận bây giờ.

Về Hậu Lộc thăm nơi từng nuôi giấu cán bộ cách mạng

Mẹ Tơm là tên mà nhà thơ, nhà cách mạng Tố Hữu gọi trong bài thơ ông viết vào tháng 7-1961. Đó là thời điểm sau 19 năm đi xa rồi trở về thăm, Tố Hữu ra mộ thắp hương cho ông bà, tri ân người đã nuôi dưỡng mình. Lần về thăm ấy đã khiến nhà thơ, nhà cách mạng Tố Hữu xúc động viết bài thơ “Mẹ Tơm”.

Về Hậu Lộc thăm nơi từng nuôi giấu cán bộ cách mạng

Mẹ Tơm tên thật là Nguyễn Thị Quyển, sinh năm 1880, tại vùng Hanh Cù nay là thôn Đông Thành, xã Đa Lộc, huyện Hậu Lộc (Thanh Hóa). Mẹ lấy chồng cùng quê là cụ ông Vũ Văn Sởn, sinh được 4 người con. Hiện tại, trong ngôi nhà tưởng niệm mẹ đang còn lưu giữ nhiều hình ảnh chụp các đồng chí lãnh đạo Đảng.

Về Hậu Lộc thăm nơi từng nuôi giấu cán bộ cách mạng

Gia đình mẹ Tơm vốn nghèo, kiếm sống bằng nghề cắt tóc, làm mướn, vậy nhưng lại giác ngộ cách mạng từ rất sớm. Năm 1942, đồng chí Tố Hữu vượt ngục về Thanh Hóa đã ở tại nhà mẹ Tơm. Năm 1943, khi cơ quan Tỉnh ủy Thanh Hóa chuyển về Hanh Cù, bí mật đóng tại nhà mẹ Tơm, gian buồng tranh vách đất nhà mẹ trở thành nơi làm việc, in ấn tài liệu của Tỉnh ủy lúc bấy giờ; tờ báo “Đuổi giặc nước” cũng ra số đầu tiên tại nhà mẹ Tơm. Cũng tại đây, đã diễn ra nhiều cuộc họp quan trọng của Tỉnh ủy với sự tham gia của các đồng chí: Tố Hữu, Lê Tất Đắc, Hoàng Tiến Trình... nhằm phát triển lực lượng vũ trang, tự vệ du kích, chuẩn bị cho tổng khởi nghĩa. (Hình ảnh chụp nhà tưởng niệm mẹ Tơm và khu lăng mộ của mẹ bây giờ).

Về Hậu Lộc thăm nơi từng nuôi giấu cán bộ cách mạng

Ghi nhận đóng góp của mẹ, Đảng, Nhà nước đã tặng Bằng có công với nước, công nhận khu nhà của gia đình mẹ Tơm là Di tích lịch sử cách mạng cấp tỉnh.

Về Hậu Lộc thăm nơi từng nuôi giấu cán bộ cách mạng

Cùng với đó, các ban ngành cũng đã khởi dựng nhà lưu niệm di tích lịch sử cách mạng của gia đình bà Nguyễn Thị Quyển (tức mẹ Tơm) nhằm phát huy giá trị di sản, giáo dục truyền thống lịch sử cho cho thế hệ hôm nay và mai sau.

Về Hậu Lộc thăm nơi từng nuôi giấu cán bộ cách mạng

Căn nhà của mẹ Tơm được xây dựng đẹp và trang nghiêm. Bàn thờ mẹ Tơm được đặt giữa ban thờ.

Về Hậu Lộc thăm nơi từng nuôi giấu cán bộ cách mạng

Đặc biệt, trong ngôi nhà lưu niệm di tích lịch sử cách mạng này còn lưu giữ bộ đồ nghề cắt tóc mà hai người con của mẹ Tơm là Vũ Văn Sồ và Vũ Đức Hậu đã sử dụng để đi cắt tóc dạo lấy tiền mua gạo, mua khoai nuôi dưỡng cán bộ cách mạng.

Về Hậu Lộc thăm nơi từng nuôi giấu cán bộ cách mạng

Những hũ sành đựng gạo nuôi cán bộ, hòm đựng đồ dùng và tư liệu của bộ đội vẫn được lưu giữ trong căn nhà lưu niệm của mẹ, những kỷ vật hằn tình yêu thương của mẹ Tơm với cán bộ cách mạng.

Về Hậu Lộc thăm nơi từng nuôi giấu cán bộ cách mạng

Cách nhà tưởng niệm mẹ Tơm khoảng 50 mét là khu lăng mộ của mẹ Tơm, cũng được xây dựng lại khang trang.

Về Hậu Lộc thăm nơi từng nuôi giấu cán bộ cách mạng

Hai ngôi mộ mẹ Tơm và cụ ông được xây trang trọng, vuông vắn, cao ráo ở phía Bắc khu lăng mộ.

Về Hậu Lộc thăm nơi từng nuôi giấu cán bộ cách mạng

Trở về căn nhà xưa, Mẹ Tơm giờ đã không còn, cảnh vật cũng nhiều thay đổi nhưng những hiện vật và những hình ảnh cũng đủ sức gợi lại câu chuyện lịch sử hào hùng, để chúng ta hôm nay thêm thấu hiểu và trân quý những cống hiến của lớp lớp thế hệ cha ông đã dành cho nền độc lập dân tộc.

Tin liên quan:
  • Về Hậu Lộc thăm nơi từng nuôi giấu cán bộ cách mạng
    Nhà tưởng niệm Mẹ Tơm và trăn trở trong tôi

    Tháng 3 năm 2021, tôi và TS Lê Bích Thắng, Chủ tịch HĐQT Công ty Du lịch Hải Tiến Thanh Hóa và thầy Vũ Ngọc Chinh, trụ trì đền Đức Thánh Cả Hậu Lộc, đến viếng thăm nhà Lưu niệm Mẹ Tơm ở xã Đa Lộc, Hậu Lộc, Thanh Hóa.

  • Về Hậu Lộc thăm nơi từng nuôi giấu cán bộ cách mạng
    Trong không gian văn hóa quê hương Mẹ Tơm

    Nhắc đến xã Đa Lộc (Hậu Lộc), ta nhớ đến vùng quê ven biển với những Hanh Cát, Hanh Cù gắn liền hình ảnh mẹ Tơm và những con người “Sống trong cát, chết vùi trong cát/ Những trái tim như ngọc sáng ngời” đã đi vào lịch sử, văn chương... Đi qua thời gian cùng những thăng trầm, biến thiên của lịch sử, Đa Lộc hôm nay là sự lắng đọng của “phù sa văn hóa” trong không gian làng biển.

Hoàng Đông


Hoàng Đông

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]