(vhds.baothanhhoa.vn) - Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật có công lớn trong hai cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, bảo vệ quốc gia Đại Việt độc lập, tự chủ, góp phần nhân thêm hào khí Đông A triều Trần, ba lần đánh thắng quân Nguyên - Mông xâm lược nước ta vào thế kỷ XIII. Từng trấn ải ở đạo Đà Giang, Tuyên Quang, rồi được vua Trần giao trấn trị Thanh Hóa, ông lập điền trang thái ấp ở vùng Văn Trinh. Sau khi mất, triều đình, thân tộc, Nhân dân trong vùng lập đền thờ ông dưới chân núi Văn Trinh.

Về núi Văn Trinh thăm đền thờ Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật

Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật có công lớn trong hai cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, bảo vệ quốc gia Đại Việt độc lập, tự chủ, góp phần nhân thêm hào khí Đông A triều Trần, ba lần đánh thắng quân Nguyên - Mông xâm lược nước ta vào thế kỷ XIII. Từng trấn ải ở đạo Đà Giang, Tuyên Quang, rồi được vua Trần giao trấn trị Thanh Hóa, ông lập điền trang thái ấp ở vùng Văn Trinh. Sau khi mất, triều đình, thân tộc, Nhân dân trong vùng lập đền thờ ông dưới chân núi Văn Trinh.

Về núi Văn Trinh thăm đền thờ Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật

Đền thờ Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật tọa lạc dưới chân núi Văn Trinh trên địa phận xã Quảng Hợp, huyện Quảng Xương.

Về núi Văn Trinh thăm đền thờ Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật

Tại nơi này, vào đời nhà Trần, Tá Thánh Thái sư Chiêu văn Vương Trần Nhật Duật, là con thứ 6 của vua Trần Thái Tông, đã chọn núi Văn trinh để xây dựng Phủ đệ điền trang thái ấp làm hậu cứ nhằm trấn giữ vùng đất phía Nam đất nước.

Về núi Văn Trinh thăm đền thờ Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật

Trần Nhật Duật là người có công lớn trong sự nghiệp xây dựng đời sống kinh tế, văn hóa ở Thanh Hóa nói chung và Quảng Xương nói riêng.

Về núi Văn Trinh thăm đền thờ Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật

Ông mất ngày 8 tháng 8 năm 1330, thọ 77 tuổi, được vua Trần Hiến Tông truy phong “Tá thánh Thái sư Chiêu Văn Trần Đại Vương”.

Về núi Văn Trinh thăm đền thờ Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật

Khi ông mất, triều đình, vợ con ông lập đền thờ ở sườn núi Văn Trinh, từ đó đền thờ Chiêu Văn Đại Vương Trần Nhật Duật trở thành tâm điểm của một vùng đất lịch sử. Tuy nhiên, trải qua biến thiên lịch sử, thời gian, đến khoảng năm 1960 di tích phần nhiều chỉ còn là phế tích với một số văn bia, tượng đá, sắc phong cổ... còn sót lại.

Về núi Văn Trinh thăm đền thờ Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật

Nhớ ơn ông, Nhân dân trong vùng thường xuyên đến dâng hương tưởng niệm và mong được giúp đỡ.

Về núi Văn Trinh thăm đền thờ Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật

Từ năm 2005 đến năm 2012 đền thờ Trần Nhật Duật đã trải qua 4 lần trùng tu, tôn tạo lại ngay trên nền di tích cũ.

Về núi Văn Trinh thăm đền thờ Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật

Đến nay các hạng mục trong di tích đã cơ bản được hoàn thiện, là nơi để hậu thế tỏ lòng biết ơn, kính ngưỡng tiền nhân.

Về núi Văn Trinh thăm đền thờ Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật

Hàng năm, lễ hội núi Văn Trinh và đền thờ Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật diễn ra ngày mùng 8 tháng 8 âm lịch (ngày giỗ của Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật), bên cạnh các nghi lễ linh thiêng thành kính thì biểu diễn hát nhà trò Văn Trinh là hoạt động nghệ thuật đặc biệt hấp dẫn người dân và du khách trở về lễ hội.

Về núi Văn Trinh thăm đền thờ Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật

Khu di tích núi Văn Trinh và đền thờ Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật đã được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh.

Công lao và sự nghiệp của Trần Nhật Duật gắn liền với núi Văn, sông Lý thuộc vùng đất Quảng Xương. Tương truyền, khi sinh ra trên cánh tay ông có bốn chữ “Chiêu Văn Đồng Tử”, mọi người cho ông là con của Ngọc Hoàng Thượng đế giáng sinh. Lúc ông hai mươi tuổi được giao đặc trách những công việc về dân tộc, ngoại giao với các sứ thần trong triều. Ông làm quan suốt 4 triều vua, từng giữ các chức tước như: Phiêu kỵ Tướng quân, Thái úy Quốc công hay Chiêu văn Đại vương... trấn ải ở ba đạo đó là Đà Giang, Tuyên Quang, Thanh Hóa. Hai lần cùng với vua tôi nhà Trần đánh tan quân Nguyên - Mông.

Hoàng Đông


Hoàng Đông

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]