Đồ “minh khí” là gì?
Từ điển từ và ngữ Việt Nam (GS.NL - NXB Tổng hợp TP HCM - 2006) giảng như sau: “minh khí dt (H. minh: tối tăm; khí: đồ dùng) Đồ bằng giấy đốt cho người chết (cũ): Có người đốt cả minh khí là xe ô-tô”.
Cách giảng này có hai điểm không chính xác:
Thứ nhất, “minh” trong “minh khí” không phải là “tối tăm”, mà có nghĩa là “âm gian” tức “cõi chết”; còn “khí” có nghĩa là dụng cụ, khí cụ; minh khí nghĩa là dụng cụ, đồ dùng của người dưới cõi âm, ở “thế giới bên kia”.
Thứ hai, “minh khí” không chỉ là “đồ giấy”, mà còn làm bằng rất nhiều chất liệu khác; không chỉ “đốt cho người chết” mà còn tùy táng (chôn theo người chết).
Từ điển Bách khoa (baike.baidu.com) giảng (nguyên văn chữ Hán) tạm dịch như sau: “minh khí là đồ vật chôn theo người chết, có loại dùng chất liệu trúc, gỗ hoặc đất nung chế thành. Từ thời đại Đồ Đá Mới trải qua các thời kỳ lịch sử đều phát hiện đồ minh khí. Thời nhà Tống bắt đầu xuất hiện đồ minh khí bằng giấy; đồ đất nung, gỗ dần dần ít đi. Thời nhà Minh còn dùng chất liệu như chì, thiếc để chế tác đồ minh khí. Ngoài các loại vật dụng hàng ngày, đồ minh khí tùy táng còn có cả nhà cửa, kho lúa, giếng nước, bếp núc, chuồng lợn và mô hình các loại gia cụ khác. Căn cứ vào đồ minh khí, người ta có thể biết được sinh hoạt xã hội, trình độ nghệ thuật điêu khắc của người xưa”.
Do quan niệm trần sao âm vậy nên đồ minh khí rất phong phú. Người sống dùng thứ gì, người chết có minh khí như vậy. Riêng thời đồ Đồng, người ta đã phát hiện loại minh khí rất nổi tiếng, đó là trống đồng minh khí. Đường kính mặt của trống đồng minh khí chỉ độ 20 cm, chiều cao 16 - 17 cm (thậm chí, có trống chỉ nhỏ bằng cái chén, cái cốc, hay ngón chân cái).
Các nhà khảo cổ học Việt Nam còn tìm thấy nhiều đồ minh khí khác, từ bát đĩa, nồi niêu, đến nhà cửa, binh khí, cung tên, giáo mác... bằng đủ mọi chất liệu như: gốm, đất nung, sắt, đồng,.. Bởi vậy Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên - Trung tâm Từ điển học Vietlex - Bản có chú chữ Hán cho những từ Hán Việt) mới giảng nghĩa một cách khái quát: “minh khí d. vật thu nhỏ tượng trưng cho đồ dùng hàng ngày, người xưa thường chôn theo trong mộ người chết”.
Như vậy, nếu đồ tùy táng chỉ chung tất cả các vật dụng chôn theo người chết (kể cả đồ thực dụng hàng ngày, vật dụng người chết từng dùng khi sống như quần áo, đồ trang sức, nồi niêu...), thì đồ “minh khí” lại chỉ riêng những vật dụng, dụng cụ theo kiểu mô hình, được làm riêng với kích thước nhỏ hơn bình thường và đa số bằng chất liệu mà người cõi sống không thể dùng được, để chôn theo, hoặc dùng lửa “hóa” để người chết mang theo “sử dụng” ở thế giới bên kia.
H.T.C
{name} - {time}
-
2024-11-21 09:06:00
Trao giải các tiết mục xuất sắc nhất Liên hoan Âm nhạc toàn quốc năm 2024
-
2024-11-21 09:04:00
Xây dựng hồ sơ trình UNESCO công nhận di sản văn hóa thế giới với Óc Eo-Ba Thê
-
2024-01-22 14:07:00
♦ Sự kiện văn hóa – thể thao – giải trí ngày 22/1/2024
Xốn xang... tết về
Khẩn trương hoàn tất các điều kiện tổ chức lễ hội Phủ Na năm 2024
♦ Sự kiện văn hóa – thể thao – giải trí ngày 21/1/2024
Tinh thần Chutzpah - Tinh thần vươn mình sau thất bại!
Hậu Lộc bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch
“Râu“hay”dâu”, “cắm càm” hay “chăn tằm”?
“Để cuộc đời này càng thêm phong phú”
♦ Sự kiện văn hóa – thể thao – giải trí ngày 19/1/2024
Ấn tượng không gian trưng bày các sản phẩm nông nghiệp, làng nghề tại Tuần Văn hóa, Du lịch Điện Biên - Thanh Hóa