(vhds.baothanhhoa.vn) - Sau 20 năm thực hiện Nghị định 78/2002/NĐ-CP, ngày 4-10-2002 của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác; Chỉ thị 40-CT/TW, ngày 22-11-2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội; Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Bá Thước đã góp phần cùng cả hệ thống chính trị, đưa tín dụng chính sách trở thành "đòn bẩy” quan trọng trong công cuộc xóa đói, giảm nghèo ở huyện miền núi còn nhiều khó khăn này.

20 năm đồng hành cùng người nghèo và gia đình chính sách huyện Bá Thước

Sau 20 năm thực hiện Nghị định 78/2002/NĐ-CP, ngày 4-10-2002 của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác; Chỉ thị 40-CT/TW, ngày 22-11-2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội; Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Bá Thước đã góp phần cùng cả hệ thống chính trị, đưa tín dụng chính sách trở thành "đòn bẩy” quan trọng trong công cuộc xóa đói, giảm nghèo ở huyện miền núi còn nhiều khó khăn này.

20 năm đồng hành cùng người nghèo và gia đình chính sách huyện Bá Thước

Cán bộ NHCSXH Bá Thước kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay của hộ nghèo.

Khi mới thành lập, NHCSXH Bá Thước triển khai 2 chương trình tín dụng, gồm: chương trình cho vay hộ nghèo và cho vay từ quỹ quốc gia giải quyết việc làm. Những năm qua, để đáp ứng nhu cầu của người dân, đơn vị đã nỗ lực huy động nguồn vốn. Đến nay, ngân hànhg đang triển khai 16 chương trình tín dụng, tổng dư nợ các chương trình đạt gần 521 tỷ đồng với 10.437 khách hàng đang còn dư nợ, dư nợ bình quân đạt 49,87 triệu đồng/hộ. Nhờ tín dụng chính sách, 20 năm qua, có hàng nghìn hộ dân trên địa bàn huyện Bá Thước đã vượt qua ngưỡng nghèo.

Điển hình như gia đình bà Bùi Thị Tuyển, người dân tộc Mường ở thôn Rầm Tám, xã Điền Trung, thuộc diện hộ cận nghèo. Trước đây, cuộc sống gia đình bà Tuyển gặp nhiều khó khăn, tài sản duy nhất chỉ có căn nhà cấp 4, chăn nuôi trâu lấy sức kéo và trồng mía tím trên diện tích đất vườn.

Năm 2017, từ nguồn vốn 50 triệu đồng từ chương trình cho vay hộ cận nghèo của NHCSXH huyện Bá Thước, gia đình bà Tuyển đầu tư mua 3 con trâu sinh sản. Sau 2 năm, đàn trâu phát triển số lượng lên 7 con… Nhằm tiếp tục phát triển sản xuất, năm 2020, gia đình bà Tuyển được vay 80 triệu đồng từ nguồn vốn cho vay hộ cận nghèo, đầu tư mua thêm 4 con trâu, xây dựng chuồng trại, trồng 5 ha rừng luồng và 0,5 ha cây mía tím. Mỗi năm, sau khi trừ chi phí, mô hình chăn nuôi kết hợp trồng trọt mang lại cho gia đình bà Tuyển thu nhập trên 70 triệu đồng.

Gia đình chị Bùi Thị Hiền ở thôn Xê, xã Điền Quang cũng thuộc diện hộ nghèo, được vay vốn chính sách đầu tư phát triển kinh tế hiệu quả. Những năm trước đây, do thiếu vốn đầu tư sản xuất, gia đình chị Hiền chỉ dừng lại ở việc trồng trọt, chăn nuôi mang tính tự cung, tự cấp; thu nhập bấp bênh, cái đói, cái nghèo đeo bám dai dẳng.

Năm 2010, gia đình chị Bùi Thị Hiền được vay 30 triệu chương trình cho vay hộ nghèo của NHCSXH huyện Bá Thước. Chị đầu tư mua 2 con trâu để chăn nuôi, với mong muốn mở hướng đi mới trong phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo. Sau 3 năm, chị Hiền đã tích lũy được nguồn vốn, mua thêm 4 con trâu.

Ngoài ra, năm 2016, gia đình chị còn được tạo điều kiện vay vốn học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn để đầu tư cho con đi học đại học; năm 2018, vay vốn từ chương trình hộ sản xuất kinh doanh tại vùng khó khăn với số tiền 40 triệu đồng để mua thêm trâu và cải tạo mở rộng chuồng trại; năm 2021, vay 20 triệu đồng nguồn vốn cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn để đầu tư xây bể nước và làm nhà vệ sinh tự hoại.

Nhờ được hỗ trợ nguồn vốn vay kịp thời, gia đình chị Hiền đã đầu tư, cải tạo, chăm sóc tốt 2 ha diện tích rừng trồng luồng; đồng thời, chuyển đổi một số diện tích đất trồng hoa màu kém hiệu quả sang trồng cỏ làm thức ăn chăn nuôi. Chị Hiền cho biết, hiện nay, trừ chi phí đầu tư, mỗi năm gia đình chị thu lãi trên 100 triệu đồng.

20 năm đồng hành cùng người nghèo và gia đình chính sách huyện Bá Thước

Từ nguồn vốn vay thuộc các chương trình do NHCSXH huyện Bá Thước triển khai, người dân phát triển chăn nuôi, cho thu nhập ổn định.

Theo thống kê của NHCSXH huyện Bá Thước, trong 20 năm qua, vốn tín dụng chính sách xã hội đã giải ngân cho 77.457 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách; giúp cho hơn 24.805 lượt hộ vượt qua ngưỡng nghèo; giải quyết tạo việc làm cho 522 lao động; giúp 5.672 học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn trang trải chi phí học tập; giải quyết cho 540 đối tượng chính sách đi xuất khẩu lao động; giúp 3.455 hộ nghèo được hỗ trợ vay vốn xây dựng nhà ở; xây dựng 13.024 công trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; giúp 12.062 hộ sản xuất kinh doanh tại vùng khó khăn có vốn để đầu tư vào sản xuất kinh doanh, góp phần thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện.

Người dân kịp thời tiếp cận với vốn tín dụng chính sách xã hội còn góp phần hạn chế tình trạng cho vay lãi suất cao bên ngoài, trực tiếp làm giảm tệ nạn cho vay nặng lãi, nhất là ở vùng nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; đồng thời, hạn chế tình trạng nông dân xuất bán các sản phẩm khi chưa đến kỳ thu hoạch.

Đồng chí Lê Quang Huy, Phó Chủ tịch UBND huyện, Trưởng Ban đại diện HĐQT NHCSXH Bá Thước, cho biết: Việc triển khai thực hiện Nghị định 78/2002/NĐ-CP của Chính phủ với các chương trình tín dụng chính sách và mô hình tổ chức, phương thức chuyển tải vốn tín dụng ưu đãi của NHCSXH thông qua các tổ chức chính trị xã hội nhận ủy thác, đã tạo được “cầu nối” giữa cấp ủy, chính quyền địa phương với Nhân dân; là cú hích” cho các chính sách giảm nghèo, góp phần nâng cao điều kiện sống, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện ở các vùng nghèo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện.

Qua thực hiện các chính sách, nâng cao vai trò điều tiết của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường đến với những đối tượng dễ bị tổn thương nhất; là đòn bẩy kinh tế quan trọng, khuyến khích người nghèo và các đối tượng chính sách xã hội khác mạnh dạn vay vốn để phát triển sản xuất, cải thiện cuộc sống, thu hẹp khoảng cách giàu - nghèo; góp phần quan trọng trong việc thực hiện hiệu quả các chủ trương, chính sách, mục tiêu mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh và huyện, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã đề ra; phấn đấu đưa Bá Thước trở thành một trong những huyện khá phía Tây của tỉnh Thanh Hóa.

Khánh Phương


Khánh Phương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]