(vhds.baothanhhoa.vn) - Với bản tính cần cù, chịu khó, anh Phạm Hữu Trình (SN 1988), ở thôn Tế Độ, xã Tế Nông, huyện Nông Cống đã mạnh dạn thầu hơn 1 ha cánh đồng chiêm trũng lâu nay bỏ hoang để đầu tư mô hình nuôi lợn công nghiệp khép kín. Nhờ mô hình này đã đem đến cho gia đình anh nguồn thu nhập cao, vươn lên làm giàu trên mảnh đất quê hương.

Chàng trai biến đồng chiêm trũng thành trang trại chăn nuôi cho thu nhập cao

Với bản tính cần cù, chịu khó, anh Phạm Hữu Trình (SN 1988), ở thôn Tế Độ, xã Tế Nông, huyện Nông Cống đã mạnh dạn thầu hơn 1 ha cánh đồng chiêm trũng lâu nay bỏ hoang để đầu tư mô hình nuôi lợn công nghiệp khép kín. Nhờ mô hình này đã đem đến cho gia đình anh nguồn thu nhập cao, vươn lên làm giàu trên mảnh đất quê hương.

Chàng trai biến đồng chiêm trũng thành trang trại chăn nuôi cho thu nhập cao

Anh Phạm Hữu Trình bên mô hình trang trại chăn nuôi lợn.

Gặp chúng tôi khi anh Trình vừa cho đàn lợn 300 con ăn. Dẫn đi thăm mô hình của mình, anh Trình cho biết bản thân có “duyên” với nghề chăn nuôi. Anh kể, tốt nghiệp THPT, anh đi học lái xe và khởi nghiệp với nghề lái xe nhưng không thành công, anh trở về nhà mày mò tìm cách làm trang trại chăn nuôi lợn.

Với hơn 10 năm gắn bó với nghề chăn nuôi lợn công nghiệp, có được thành quả như ngày hôm nay với anh quả không dễ dàng. Nhớ về những ngày đầu nhận thầu hơn 1 ha cánh đồng chiêm trũng, khi ấy cánh đồng là bãi đầm hoang, cây cỏ mọc um tùm. Để cải tạo khu đất anh đã phải rất vất vả, đầu tư công sức, tiến hành múc ao lấy đất san lấp mặt bằng. Khi có mặt bằng hoàn thiện, anh tiến hành trồng cây xanh để che chắn, đảm bảo môi trường.

Chàng trai biến đồng chiêm trũng thành trang trại chăn nuôi cho thu nhập cao

Đàn lợn trong trang trại của anh Trình.

Anh Trình bảo, nếu không có sự quyết tâm thì khó có thể thành công được. Để chuyên nghiệp và hiệu quả hơn trong chăn nuôi, anh đã bỏ nhiều thời gian lên mạng tìm tòi, đi tham quan các mô hình học hỏi kiến thức, kỹ thuật, cách phòng chống bệnh…

Nói về những khó khăn, ban đầu làm trang trại không có nhiều vốn, anh phải chạy vạy vay mượn khắp nơi, sau hơn 1 tháng thì gây dựng xong mô hình chăn nuôi của riêng mình. Chưa đủ tiền để mua con giống, anh đã tìm hiểu và vay vốn của Ngân hàng chính sách xã hội.

Với nguồn vốn vay từ ngân hàng, anh đã mua 30 con lợn giống về nuôi. Bán lứa lợn đầu có lời, anh tiếp tục mua thêm lợn giống và cứ thế số lợn trong chuồng của anh tăng lên cấp số nhân. Có thời điểm tổng đàn lên tới cả nghìn con lợn thương phẩm.

Chàng trai biến đồng chiêm trũng thành trang trại chăn nuôi cho thu nhập cao

Khu trang trại được xây dựng khép kín.

“Nghề nào cũng có lúc trầm, lúc bổng, song nghề chăn nuôi lợn công nghiệp trong khoảng thời gian từ năm 2019 đến nay là vất vả hơn cả. Anh Trình cho hay năm 2019 khi dịch tả lợn Châu Phi diễn biến phức tạp, anh phải tiêu hủy cả đàn lợn. Nhìn những con lợn đang còn sống phút chốc bị chôn vùi lòng mình quặn lại”, anh Trình chia sẻ.

Sau đợt tiêu hủy, anh lại vay mượn, nỗ lực tiếp tục tái đàn. May mắn thay, lần này lợn được giá, anh nhanh chóng thu hồi vốn và có thêm tiền lãi.

Chàng trai biến đồng chiêm trũng thành trang trại chăn nuôi cho thu nhập cao

Hầm Biogas tại trang trại đảm bảo quy trình xử lý chất thải chăn nuôi.

Theo anh Trình mỗi đàn lợn nuôi trung bình từ 3 - 4 tháng, bình quân mỗi năm anh nuôi được 3 đàn. Sau khi trừ mọi chi phí, anh thu lãi khoảng vài trăm triệu đồng/năm.

Sơn Đình


Sơn Đình

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]