Chủ tịch hội nông dân làm kinh tế giỏi
Không chỉ là người nhiệt tình, trách nhiệm với công tác hội, anh Lê Văn Thành (SN 1982), chủ tịch Hội Nông dân xã Thọ Thế (Triệu Sơn) còn là điển hình trong phát triển kinh tế ở địa phương với mô hình trồng nấm sò mang lại thu nhập cao.
Anh Lê Văn Thành kiểm tra quá trình sinh trưởng của nấm sò.
Vừa chăm chú, tỉ mỉ kiểm tra từng thân nấm, anh Lê Văn Thành, Chủ tịch Hội nông dân xã Thọ Thế chia sẻ: Là người đam mê nông nghiệp, anh dành nhiều thời gian để tìm tòi, nghiên cứu về các loại giống cây trồng, vật nuôi, biện pháp canh tác mới, với mong muốn làm giàu trên quê hương. Thêm vào đó, với vai trò là chủ tịch hội nông dân xã, tham gia công tác hội giúp anh được có cơ hội được đi nhiều nơi, đến nhiều vùng, tham quan nhiều mô hình với những cách làm hay, sáng tạo của hội viên nông dân trong và ngoài tỉnh. Bản thân anh đã học hỏi được nhiều kinh nghiệm từ các mô hình phát triển kinh tế, dần dần tích lũy kiến thức và bắt tay vào thực hiện mô hình của riêng mình.
Nhận thấy nấm sò phù hợp với điều kiện sản xuất của địa phương, thu nhập đem lại cao hơn gấp nhiều lần so với trồng lúa, năm 2015 anh Thành bắt tay vào đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm máy móc với tổng số tiền là 260 triệu đồng để trồng nấm trên tổng diện tích 1.700m2.
Theo anh Thành, để trồng nấm thành công thì trong mỗi công đoạn, yêu cầu người nông dân phải am hiểu kiến thức và thao tác cẩn thận, từ việc chọn giống, cấy giống đến chọn nguyên liệu, ủ nguyên liệu làm bầu cho nấm. Nấm sò là loại cây trồng rất nhạy cảm với môi trường như nhiệt độ, ánh sáng, không khí, độ ẩm, nếu môi trường không đảm bảo dễ sâu bệnh. Do vậy, cần phải đảm bảo trồng đúng theo kỹ thuật để nấm sò sinh trưởng và phát triển tốt, đem lại năng suất, chất lượng cao.
Gia đình anh Thành trồng 2 loại nấm: nấm sò và mộc nhĩ.
Bình quân mỗi năm, gia đình anh Thành thu hoạch được khoảng 15-20 tấn nấm, với giá bán sỉ từ 25.000–27.000 đồng/kg, ngoài ra còn có mộc nhĩ với giá 120.000-150.000 đồng/kg, thu nhập khoảng 150-200 triệu đồng/năm. Trang trại góp phần tạo việc làm cho 2 lao động chính và 3-5 lao động thời vụ. Sản phẩm nấm do gia đình anh sản xuất chủ yếu cung cấp cho thị trường nội tỉnh.
Chia sẻ về những kế hoạch trong thời gian tới, anh Lê Văn Thành cho biết sẽ tiếp tục đầu tư mở rộng diện tích trồng nấm của gia đình. Đồng thời, anh sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm, giúp hội viên, nông dân trong xã xây dựng và phát triển mô hình trồng nấm để các hộ cùng có nguồn thu nhập, tạo công ăn việc làm cho lao động địa phương, góp sức phát triển kinh tế địa phương.
Bảo Thanh
{name} - {time}
- 2023-12-04 17:00:00
Trong miền ký ức: “Kho báu” xèng
- 2023-12-04 09:46:00
Vẫn còn khó khăn khi thực hiện hướng dẫn mới về môn tích hợp
- 2022-10-15 15:02:00
Khi thanh niên làm trưởng thôn: Vẫn còn nhiều nỗi niềm
Ngày Rửa tay Thế giới 15-10: 10 bước rửa tay để có đôi tay sạch
Hội người mù tỉnh Thanh Hóa thăm, tặng quà cho hội viên bị ảnh hưởng bởi mưa lũ
Nghề làm nón lá ở Thọ Lộc
Khi thanh niên làm trưởng thôn: Cán bộ trẻ năng động, sáng tạo
Người có uy tín phát huy vai trò xây dựng khối đại đoàn kết các dân tộc
Hoằng Hóa: Phát triển hạ tầng để thu hút đầu tư
Tập huấn và trao quà cho hội viên phụ nữ mù
Mở rộng diện tích bưởi Diễn ở xã Bắc Lương
Hiệu quả từ mô hình “Xứ đạo bình yên – gia đình văn hóa” ở Thành Long