(vhds.baothanhhoa.vn) - Sau gần 4 năm thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), Thanh Hóa đã có 236 sản phẩm OCOP. Chương trình đã góp phần nâng cao thu nhập cho người dân và tạo nhiều việc làm cho lao động địa phương.

Chương trình OCOP đã và đang tạo nhiều việc làm cho lao động

Sau gần 4 năm thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), Thanh Hóa đã có 236 sản phẩm OCOP. Chương trình đã góp phần nâng cao thu nhập cho người dân và tạo nhiều việc làm cho lao động địa phương.

Chương trình OCOP đã và đang tạo nhiều việc làm cho lao độngXã viên HTX sản xuất kinh doanh và dịch vụ nông nghiệp Quảng Phúc (Quảng Xương) sơ chế nguyên liệu sản xuất mắm cáy - sản phẩm đạt OCOP 4 sao.

Ngay sau khi chương trình OCOP được Thủ tướng Chính phủ ban hành, UBND tỉnh Thanh Hóa đã có Kế hoạch số 150 ngày 10-8-2018 và ban hành đề án chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2018 - 2020, định hướng đến năm 2030.

Để thực hiện trọng tâm của chương trình OCOP: Phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị do các thành phần kinh tế tư nhân và kinh tế tập thể thực hiện, Thanh Hóa đã tập trung chỉ đạo kiện toàn bộ máy kịp thời hiệu quả từ tỉnh đến cơ sở. Đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tập huấn, tham quan học tập kinh nghiệm cách làm hay của các tỉnh bạn, áp dụng thực tiễn với địa phương mình. Nhờ đó với những nỗ lực, quyết tâm cao của các địa phương, doanh nghiệp. Kết quả sau gần 4 năm, Thanh Hóa đã có 236 sản phẩm OCOP từ 3 - 4 sao, trong đó có 1 sản phẩm đạt 5 sao. Không ít huyện, thị xã, thành phố đã chủ động xây dựng và phát triển sản phẩm OCOP từ tiềm năng, thế mạnh của địa phương. Đi đầu là huyện Nga Sơn 24 sản phẩm, thị xã Nghi Sơn 19 sản phẩm, Hoằng Hóa 18 sản phẩm, Triệu Sơn 16 sản phẩm…

Nhiều doanh nghiệp đã tích cực tham gia như hộ kinh doanh Mai Thị Trang - thị trấn Nga Sơn (Nga Sơn) 6 sản phẩm OCOP, HTX nông lâm nghiệp Bình Sơn (Triệu Sơn) 5 sản phẩm, Công ty CP nước mắm thị xã Nghi Sơn 3 sản phẩm… Các sản phẩm thuộc các nhóm ngành chủ yếu là: thực phẩm, đồ uống, thủ công mỹ nghệ, thảo dược… được chứng nhận từ 3 – 4 sao. Mắm tôm Lê Gia (Hoằng Hóa) được công nhận đạt 5 sao. Các sản phẩm OCOP đã và đang tạo nhiều việc làm ở các địa phương theo đó là tạo giá trị cạnh tranh, tăng thu nhập gấp 2 - 3 lần trước đây.

Để giúp các đơn vị, doanh nghiệp, các huyện, thị xã, thành phố có thêm cơ hội giới thiệu, liên kết, tiêu thụ sản phẩm OCOP, năm 2021 Thanh Hóa đã ban hành chính sách kích cầu hỗ trợ phát triển sản phẩm theo chương trình OCOP và thưởng cho các sản phẩm đạt sao. Qua đó tạo thêm sức cạnh tranh khai thác thế mạnh của địa phương trong xây dựng sản phẩm OCOP, do đó các sản phẩm OCOP xứ Thanh đã, đang ngày càng có sức lan tỏa mạnh mẽ, tăng thêm giá trị, tạo nhiều việc làm cho lao động địa phương, nâng cao mức sống của người dân. Đó cũng là đích đến của Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

Bài và ảnh: Minh Vũ



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]