(vhds.baothanhhoa.vn) - Sau một thời gian đóng cửa do dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, cuộc sống đã và đang dần trở lại trạng thái “bình thường mới”, nhiều gia đình tiến hành tổ chức đám cưới. Đây là sự kiện quan trọng của đời người, nhưng do ảnh hưởng của dịch COVID-19, việc cưới đang được người dân tự giác điều chỉnh theo hướng văn minh, an toàn.

Đám cưới thời dịch bệnh

Sau một thời gian đóng cửa do dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, cuộc sống đã và đang dần trở lại trạng thái “bình thường mới”, nhiều gia đình tiến hành tổ chức đám cưới. Đây là sự kiện quan trọng của đời người, nhưng do ảnh hưởng của dịch COVID-19, việc cưới đang được người dân tự giác điều chỉnh theo hướng văn minh, an toàn.

Đám cưới thời dịch bệnh

Lễ cưới của vợ chồng anh Nguyễn Văn Tuấn diễn ra gọn nhẹ, trong một tiếng đồng hồ mà vẫn trang trọng, đầy đủ nghi lễ

“Bão đám cưới” sau bình thường mới

Ngày 2-9-2021 thành phố Thanh Hóa áp dụng Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ, dừng mọi dịch vụ không thiết yếu để phòng, chống dịch COVID-19. Gần nửa tháng sau, ngày 15-9, giãn cách được nới lỏng, một số dịch vụ được phép hoạt động và chuyện cưới hỏi cũng rục rịch trở lại. Sang tháng 10-2021 và những ngày sau đó, hoạt động này càng nhộn nhịp, thậm chí được những người trong ngành ví như “cơn bão”.

Tháng 10 âm lịch, các đám cưới, đám hỏi tập trung vào 15-10 và 24-10, hai ngày được cho là đẹp nhất năm. Theo lời anh D. quản lý một khách sản lớn chuyên tổ chức sự kiện trên địa bàn thành phố, tháng 10 anh phụ trách hơn 20 đám cưới, riêng ngày 15-10 đã 5 đám, ngày 24-10 cũng không kém cạnh.

Anh D. tiết lộ, so với các năm trước, số người cưới thực tế không nhiều hơn. Tuy nhiên, dịch bệnh khiến số “ngày đẹp” ít đi và lượng cô dâu, chú rể chọn trùng ngày tăng lên. Ngoài những đôi đã lên lịch từ lâu, một số cặp vốn chọn lịch khác nhưng phải hoãn, hủy do giãn cách xã hội cũng muốn tổ chức luôn với tâm lý nhỡ chậm thì mất ngày đẹp hoặc dịch bùng lại.

Đám cưới đổ dồn sau giãn cách xã hội gây sức ép cho tất cả những người liên quan, từ cô dâu, chú rể, gia đình hai bên lẫn người làm dịch vụ.

Anh Nguyễn Văn Tuấn ở huyện Hậu Lộc, thở phào nhẹ nhõm sau khi tổ chức thành công tiệc cưới vào ngàu 24-10: “Tổ chức tiệc cưới trong mùa dịch là một dấu ấn không thể nào quên đối với vợ chồng mình. Hai vợ chồng cứ hồi hộp theo dõi tình hình dịch bệnh trong tỉnh cũng như các địa phương khác và luôn chuẩn bị tinh thần có thể phải hoãn bất cứ lúc nào. Hôm trước ngày cưới, chờ đến tối có thông báo cuối cùng, chúng mình mới thở phào nhẹ nhõm để mong chờ đám cưới được diễn ra ấm áp, vui vẻ”.

Trước đó, đám cưới của anh Tuấn dự định tổ chức vào đầu tháng 9 nhưng thời điểm đó dịch bệnh ở Thanh Hóa diễn biến phức tạp nên gia đình anh quyết định hoãn.

Đám cưới thời dịch bệnh

Lễ dạm ngõ cũng được hai bên gia đình thực hiện đầy đủ các biện pháp chống dịch, có sự chứng kiến của chính quyền địa phương.

Giảm quy mô để phòng dịch

Trước bối cảnh dịch bệnh vẫn tiếp diễn, cả cô dâu, chú rể và gia đình lẫn người làm dịch vụ đều phải học cách thích ứng. Một sự khác biệt nổi bật là việc gộp chung ăn hỏi và đón dâu thay vì tách ra hai ngày như trước. Các buổi tiệc cũng thu nhỏ về quy mô nên thân mật và được đầu tư chất lượng hơn. Điều này cho thấy ý thức của người dân trong phòng, chống dịch được nâng lên.

Dù phải hoãn đi hoãn lại nhiều lần do dịch bệnh, khi tổ chức anh Tuấn vẫn thực hiện đám cưới đơn giản, tiết kiệm, không tập trung đông người. Lễ cưới của đôi vợ chồng trẻ diễn ra gọn nhẹ, trong một tiếng đồng hồ mà vẫn trang trọng, đầy đủ nghi lễ. Tổng cộng đám cưới chỉ 30 người gồm nội ngoại hai bên. Gia đình liên hoan bánh kẹo, hoa quả và làm ít mâm cơm mời khách.

Đám cưới thời dịch bệnh

Khách mời rửa tay sát khuẩn, đeo khẩu trang và thực hiện khai báo y tế đầy đủ.

Ở các trung tâm tổ chức tiệc cưới, nhà hàng, khách sạn… các biện pháp phòng, chống dịch được thực hiện nghiêm nhằm đảm bảo an toàn cho mọi người. Ngoài tuân thủ 5K, trung tâm chỉ nhận tiệc 50% công suất. Khách hàng cũng phải cam đoan khách tham dự phải là người trong tỉnh.

Anh D. cho biết: “Tổ chức cưới trong thời điểm này cũng là chuyện “cực chẳng đã” nên lễ cưới cũng không rình rang. Mặc dù 50% công suất của khách sạn ở nơi mình làm việc khoảng 350-400 khách, nhưng các gia đình cũng chỉ giới hạn lượng khách mời vừa phải, chủ yếu là trong gia tộc và người thân quen. Giữa thời dịch bệnh, không ai trách nhà có đám mà không mời”.

Ngày 18-8-2021, tỉnh Thanh Hóa đã ban hành quy định về việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang. Trong đó, riêng việc cưới, vận động gia đình cân nhắc thời gian cho phù hợp. Nếu tổ chức, chỉ nên làm trong một ngày và hạn chế tối đa số khách tham dự. Khách tới dự phải khai báo y tế và thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19. Khuyến khích sử dụng hình thức báo hỷ, tổ chức tiệc trà, tiệc ngọt…

Thanh Hóa có nhiều đám cưới tổ chức theo nếp sống mới, không mời rượu, thuốc lá; chỉ làm ít mâm mời họ hàng, người thân. Lại cũng có nhiều đám cưới ở quê thực hiện chuẩn “5 không” (không mời thuốc, không rượu say, không đánh bạc ăn tiền, không đánh cãi chửi nhau, không mở loa đài to từ 22 giờ hôm trước đến 7 giờ hôm sau)…

Tất cả các đám cưới như thế này đã tiết giảm cho đôi bạn trẻ và gia đình một khoản tiền không nhỏ mà vẫn vui tươi, đáng nhớ, không có chuyện “cưới trách”. Vậy nên rất cần các gia đình cân nhắc khi tổ chức ngày vui cho con em mình làm sao giản tiện, gọn gàng về quy mô khách mời để vừa vui, vừa an toàn phòng, chống dịch bệnh.

Tăng Thúy


Tăng Thúy

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]