(vhds.baothanhhoa.vn) - Đối với những vùng nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện Hoằng Hóa, đặc biệt là vùng trũng, ven sông, ngoại đê… mùa mưa bão thực sự mang đến nhiều nỗi lo. Để hạn chế thiệt hại cho người nuôi trồng thủy sản, các cấp, ngành chức năng đã tăng cường các biện pháp bảo vệ.

Để giảm thiệt hại cho người nuôi trồng thủy sản mùa mưa bão

Đối với những vùng nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện Hoằng Hóa, đặc biệt là vùng trũng, ven sông, ngoại đê… mùa mưa bão thực sự mang đến nhiều nỗi lo. Để hạn chế thiệt hại cho người nuôi trồng thủy sản, các cấp, ngành chức năng đã tăng cường các biện pháp bảo vệ.

Để giảm thiệt hại cho người nuôi trồng thủy sản mùa mưa bão

Phần lớn diện tích nuôi trồng thủy sản trên địa bàn xã Hoằng Phong được kè, đắp bằng đất, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn cao trong mùa mưa bão.

Huyện Hoằng Hóa có trên 2.800 ha diện tích nuôi trồng thủy sản (trong đó nước lợ 1.800 ha, còn lại là nước ngọt), trong đó có 1.400 ha nuôi trồng thủy sản ở vùng ngoại đê tập trung ở các xã Hoằng Phong, Hoằng Châu, Hoằng Phụ, Hoằng Hà… có nguy cơ mất an toàn trong mùa mưa, bão.

Để giảm thiệt hại cho người nuôi trồng thủy sản mùa mưa bão

Nhiều diện tích nuôi trồng nằm gần các sông, cửa sông, mùa mưa dễ bị ngập, tràn bờ, thất thoát tôm, cá.

Các vùng nuôi thủy sản trên địa bàn huyện chủ yếu tại vùng trũng nội đồng, đất trồng lúa kém hiệu quả, vùng ven sông, phụ thuộc, lấy nước từ cửa sông Mã, sông Lạch Trường, sông Cung… là những nơi có nguy cơ bị ngập úng khi mưa bão về. Trong khi hệ thống bờ bao là đất đắp tạm bợ, dễ sạt, sụt lún, nguy cơ tràn bờ, thất thoát tôm, cá, môi trường ao nuôi thay đổi đột ngột, thủy sản sinh trưởng, phát triển kém, thậm chí bị chết do nhiễm dịch bệnh.

Trong những năm qua, phát huy lợi thế diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản, huyện Hoằng Hóa đã tập trung chỉ đạo đẩy mạnh phát triển nuôi tôm thâm canh, ứng dụng công nghệ cao trong nuôi trồng. Đến nay, tổng diện tích nuôi tôm thâm canh toàn huyện đạt 304,4 ha, 140 cơ sở nuôi thâm canh, siêu thâm canh, 128 cơ sở nuôi trong quy hoạch. Một số xã đã thuê tư vấn, xây dựng, quy hoạch, thiết kế đầu tư phát triển hạ tầng vùng nuôi trồng như Hoằng Châu, Hoằng Yến, Hoằng Phong…

Để giảm thiệt hại cho người nuôi trồng thủy sản mùa mưa bão

Nhiều hộ dân đã chuyển sang nuôi tôm theo hướng công nghệ cao, mức độ rủi ro do thiên tai thấp hơn nuôi quảng canh.

Ông Trương Văn Miên, Giám đốc HTX DV nông nghiệp xã Hoằng Phong cho biết, xã hiện có 200 hộ nuôi trồng thủy sản, chủ yếu nuôi tôm theo phương thức quảng canh truyền thống, ngoài ra một số hộ nuôi thêm cua, ngao, cá các loại. Do nuôi quảng canh nên năng suất, sản lượng nuôi trồng của người dân còn thấp, không đầu tư hệ thống bờ bao, hạ tầng, mùa mưa tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn. Vài năm trở lại đây một số hộ có chuyển sang nuôi tôm theo hướng công nghệ cao, chi phí đầu tư tuy lớn nhưng hiệu quả cao, hạn chế thiệt hại trong mùa mưa bão.

Để đảm bảo an toàn ao, đầm nuôi trong mùa mưa bão, UBND huyện Hoằng Hóa đã chỉ đạo phòng, ban chuyên môn hướng dẫn người dân các biện pháp gia cố, bảo vệ, đắp bờ bao xung quanh, thu hoạch trước mùa mưa, bão nếu tôm, cá đạt đủ kích cỡ nhằm hạn chế thất thoát, thiệt hại khi bão, lũ xảy ra. Chỉ đạo, hướng dẫn các xã, thị trấn tu sửa, nâng cấp các công trình thuỷ lợi, cầu cống, bờ đầm, chòi, nhà bảo vệ tại các vùng nuôi thủy sản.

TRUNG LÊ


TRUNG LÊ

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]