(vhds.baothanhhoa.vn) - Mô hình hoạt động của quỹ tín dụng Nhân dân (TDND) luôn khẳng định là kênh dẫn vốn hiệu quả, vừa trực tiếp huy động nguồn lực nhàn rỗi trong dân cư để từng bước tự chủ về vốn, vừa giải quyết cho vay phục vụ sản xuất, tiêu dùng. Hoạt động của hệ thống quỹ TDND không chỉ có ý nghĩa đơn thuần về mặt kinh tế mà còn phát huy được tinh thần nội lực của người dân trong quá trình phát triển kinh tế, đẩy lùi tín dụng đen, góp phần ổn định an ninh chính trị khu vực nông thôn.

Góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế tập thể, kinh tế hộ gia đình

Mô hình hoạt động của quỹ tín dụng Nhân dân (TDND) luôn khẳng định là kênh dẫn vốn hiệu quả, vừa trực tiếp huy động nguồn lực nhàn rỗi trong dân cư để từng bước tự chủ về vốn, vừa giải quyết cho vay phục vụ sản xuất, tiêu dùng. Hoạt động của hệ thống quỹ TDND không chỉ có ý nghĩa đơn thuần về mặt kinh tế mà còn phát huy được tinh thần nội lực của người dân trong quá trình phát triển kinh tế, đẩy lùi tín dụng đen, góp phần ổn định an ninh chính trị khu vực nông thôn.

Góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế tập thể, kinh tế hộ gia đìnhNhiều hộ dân xã Định Long được vay vốn từ Quỹ TDND Yên Phong (Yên Định) đầu tư phát triển kinh tế hiệu quả.

Thực hiện Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu, dưới sự chỉ đạo, điều hành cấp ủy, chính quyền và của Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Thanh Hóa (NHNN Thanh Hóa), các quỹ TDND trên địa bàn tỉnh đã nhanh chóng triển khai phương án cơ cấu lại để hoạt động hiệu quả hơn, phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Hệ thống quỹ TDND đã từng bước tăng trưởng về quy mô và chất lượng tín dụng trên các chỉ tiêu cơ bản như: vốn điều lệ, vốn huy động, dư nợ cho vay, số lượng thành viên, năng lực tài chính, tỷ lệ nợ xấu dưới mức cho phép, nhiều đơn vị có tỷ lệ nợ xấu 0%.

Quỹ TDND Yên Phong (Yên Định) hoạt động trên địa bàn các xã: Yên Phong, Yên Thái, Định Liên, Định Long và Định Hải. Trong quá trình hoạt động, quỹ đã tạo được sự tin tưởng của các thành viên, cùng đồng hành với quá trình khởi nghiệp và phát triển bền vững của hội viên. Bà Vũ Thị Hường, Giám đốc điều hành Quỹ TDND Yên Phong, cho biết: Đơn vị rất chú trọng khâu khảo sát, thẩm định, kiểm tra dự án trước, trong và sau khi cho vay; thực hiện nghiêm các quy định của Nhà nước về lãi suất, chế độ cho vay, đối tượng cho vay; xử lý tốt các vấn đề phát sinh, giảm thiểu rủi ro, kiểm soát nợ xấu. Hiện quỹ tập trung cho vay vào các ngành, lĩnh vực thế mạnh, ưu tiên đầu tư cho vay sản xuất, kinh doanh, tạo ra sản phẩm hàng hóa, thu hút lao động, tăng thu nhập như chế biến thịt chua, gia công cơ khí, đồ mộc dân dụng, các ngành nghề thương mại, dịch vụ, nhà hàng, khách sạn, kinh doanh đồ gia dụng, điện, điện tử, nội thất... Đến cuối tháng 5-2023, quỹ đã có 2.452 thành viên tham gia hoạt động, tổng nguồn vốn hoạt động hơn 170 tỷ đồng, tổng dư nợ cho vay đạt gần 150 tỷ đồng, các hộ vay vốn đều sử dụng vốn đúng mục đích, hiệu quả.

Sự quyết liệt trong việc triển khai đề án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu của từng Quỹ TDND đã giúp phát huy sức mạnh của hệ thống Quỹ TDND, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế tập thể, kinh tế hộ gia đình và sự nghiệp phát triển kinh tế của địa phương. Tính đến nay, toàn tỉnh hiện có 67 Quỹ TDND được cấp phép hoạt động trên địa bàn 18 huyện, thị xã, thành phố, tại 178 xã, phường, thị trấn, với tổng nguồn vốn hoạt động đạt gần 7.800 tỷ đồng; tổng dư nợ là hơn 6.560 tỷ đồng. Dưới sự chỉ đạo của NHNN Thanh Hóa, hoạt động của hệ thống Quỹ TDND trên địa bàn đã có nhiều khởi sắc với sự tăng trưởng cả về quy mô, nâng cao về chất lượng và hiệu quả hoạt động. Mô hình tổ chức của các quỹ dần đi vào nền nếp, hoạt động đúng nguyên tắc, từng bước khẳng định vai trò của loại hình tổ chức tín dụng “gần dân, sát dân”, là cánh tay nối dài đắc lực để đưa nguồn vốn kịp thời tới người dân nơi vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn.

NHNN Thanh Hóa đang tập trung chỉ đạo các quỹ tăng cường xây dựng phương án phòng, chống rủi ro trong hoạt động tiền tệ và kho quỹ, tăng cường trích lập dự phòng rủi ro; phòng, chống cháy nổ; phòng, chống cướp, khủng bố; công tác bảo mật thông tin, quản lý ấn chỉ quan trọng.... Bên cạnh đó, NHNN Thanh Hóa cũng tiếp tục chuyển mạnh từ thanh tra định kỳ sang thanh tra đột xuất trên cơ sở đánh giá và kiểm soát các rủi ro; hoạt động thanh tra tại chỗ được dựa trên nền tảng kết quả giám sát phân tích hoạt động của các quỹ qua phần mềm quản lý kết nối thông tin; từ đó, đưa ra được nhiều cảnh báo, khuyến nghị góp phần giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng. Tổ chức và triển khai có hiệu quả công tác cải cách thủ tục hành chính, nhất là cải tiến về quy trình, thủ tục, hồ sơ có liên quan, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng đến giao dịch. Vì vậy, các quỹ đã khai thác tốt nguồn vốn nhỏ, lẻ trong dân; hàng ngàn thành viên thuộc diện yếu thế được tiếp cận nguồn vốn tín dụng, hạn chế tình trạng phải vay nặng lãi, tiếp cận tín dụng đen trong thời gian qua.

Ông Tống Văn Ánh, Giám đốc NHNN Thanh Hóa, khẳng định: Hoạt động Quỹ TDND liên quan đến tiền tệ nên yếu tố an toàn luôn được đặt lên hàng đầu. NHNN đã chủ động phối hợp với các cấp, các ngành, đơn vị chức năng trong việc xử lý, củng cố, chấn chỉnh hoạt động các quỹ có tiềm ẩn rủi ro, đảm bảo an toàn hệ thống và an ninh trật tự tại cơ sở; phối hợp tốt với cấp ủy, chính quyền địa phương trong chỉ đạo hoạt động tín dụng. NHNN cũng đã chủ động trong việc rà soát, bổ sung, thay thế và ban hành đồng bộ các cơ chế, chính sách để cụ thể hóa chủ trương, nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước đối với lĩnh vực này, đảm bảo cho hệ thống Quỹ TDND hoạt động an toàn, hiệu quả, bền vững, khẳng định vai trò, vị trí trong công cuộc phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, xây dựng nông thôn mới trên địa bàn toàn tỉnh.

Bài và ảnh: Minh Hà



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]