(vhds.baothanhhoa.vn) - Vay tiền nhưng không muốn trả, bạn chỉ cần tham gia vào nhóm “bùng nợ”, đây là nơi giúp bạn tìm ra chiêu trò, mách khóe để “thoát nợ”, nhưng hệ lụy cũng khó lường.

Hệ lụy khi tham gia nhóm “bùng nợ” vay tiêu dùng

Vay tiền nhưng không muốn trả, bạn chỉ cần tham gia vào nhóm “bùng nợ”, đây là nơi giúp bạn tìm ra chiêu trò, mách khóe để “thoát nợ”, nhưng hệ lụy cũng khó lường.

Lợi dụng cách thức vay đơn giản, nhanh - gọn - nhẹ của các công ty tài chính tiêu dùng, app, ngân hàng... thời gian gần đây, trào lưu “bùng nợ” nở rộ hơn bao hết thu hút số lượng người tham gia “khủng” khoe chiến tích, dạy cách “bùng nợ”, tư vấn “dịch vụ xóa nợ”. Thâm nhập các hội nhóm này, mỗi ngày sẽ có hàng chục bài đăng “kêu cứu” than thở về việc chưa biết xoay tiền đâu ra để trả nợ; thì ngay lập tức phía dưới bình luận là hàng tá lời động viên, trấn an tinh thần kèm theo chia sẻ “hữu ích”, bài bản hướng dẫn cách quỵt nợ qua các công ty tài chính tiêu dùng, vay qua app, ngân hàng như: “Cứ bùng đi không lo đâu", “Ai rảnh mà đến tận nhà đòi”, “Gọi chán thì thôi không nghe là được”... và dĩ nhiên, nhiều người còn kèm theo bằng chứng chính minh đã “thoát” nợ vay tín dụng qua app và “không gặp phải bất kỳ rắc rối nào trong thời gian qua”.

Hệ lụy khi tham gia nhóm “bùng nợ” vay tiêu dùng

Hội nhóm "bùng nợ" thu hút hàng nghìn người tham gia. (Ảnh chụp màn hình).

Song, đây cũng chính là “thời điểm vàng” để dịch vụ xóa nợ phát triển mạnh mẽ. Theo tìm hiểu của phóng viên, để sử dụng loại dịch vụ trên cần cung cấp số app vay, số tiền, số điện thoại tham chiếu; sau đó, “nhân viên” sẽ cung cấp, hướng dẫn một số phương pháp biến “con nợ” trở thành “người bị hại” như: Cắt ghép bằng chứng không vay nợ đăng lên Facebook, Zalo cá nhân; chuyển hướng các cuộc gọi đòi nợ; hỗ trợ khách hàng 1 tờ đơn tố cáo gửi công an để chứng minh sự trong sạch của bản thân và sẵn sàng hỗ trợ nếu trong quá trình sử dụng dịch vụ phát sinh vấn đề; làm giả căn cước công dân (CCCD)... Giá của dịch vụ trên phụ thuộc vào số tiền “con nợ” vay trên các app tín dụng giao động từ vài trăm có khi lên tới hàng triệu đồng. Thực tế, đây chỉ là chiêu lừa đảo đánh vào tâm lý của người đang bị nợ xấu và có nhu cầu muốn “thoát nợ”.

Hệ lụy khi tham gia nhóm “bùng nợ” vay tiêu dùngSố lượng người muốn “bùng nợ” ngày càng nhiều. (Ảnh chụp màn hình)

Hệ lụy khi tham gia nhóm “bùng nợ” vay tiêu dùng

Nhiều “cao nhân” chỉ cách "bùng" app. (Ảnh chụp màn hình).

Đứng trước “làn sóng” bùng nợ người dân cần tỉnh táo, cân nhắc thật kỹ trước khi vay tiền các app tài chính, không để kẻ gian lợi dụng tâm lý, lôi kéo tham gia các hoạt động vay app bất hợp pháp, không rõ nguồn gốc hoặc sử dụng dịch vụ “bùng” nợ do các cá nhân trong các hội nhóm này cung cấp để không ảnh hưởng đến khả năng vay vốn trong tương lai và tránh rủi ro vi phạm pháp luật.

Hệ lụy khi tham gia nhóm “bùng nợ” vay tiêu dùng

(Ảnh minh họa).

Theo đó, đối với hành vi bùng tiền vay online là hành vi gian dối có mục đích chiếm đoạt tài sản của bên cho vay quy định tại điểm a khoản 1 Điều 175 của Bộ luật Hình sự năm 2015: “Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả”, là hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, được quy định tại Điều 175 Bộ luật hình sự. Khung hình phạt của tội này tối thiểu là cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm, tối đa có thể bị phạt tù lên tới 20 năm.

Ngoài ra, trường hợp cho vay nặng lãi trên không gian mạng, hoặc vay online rồi “bùng nợ” đều là những hành vi vi phạm pháp luật được quy định tại khoản 1, Điều 468 Bộ luật dân sự, lãi suất vay do các bên thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay. Phần lãi suất vượt quá lãi suất giới hạn quy định này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực. Nếu bên cho vay lấy lãi suất trên 20% đến dưới 100% trên một năm là vi phạm pháp luật dân sự, bị vô hiệu. Nếu cho vay lãi suất lên đến 100%/năm trở lên sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 201 Bộ luật hình sự về tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự. Mặt khác, nếu người vay cố tình làm giả giấy tờ, cung cấp thông tin cá nhân giả (danh bạ, tài khoản mạng xã hội...), sẽ bị khởi tố với hành vi “Lừa đảo, chiếm đoạt tài sản” theo quy định của Bộ luật Hình sự.

Phú Lan


Phú Lan

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]