(vhds.baothanhhoa.vn) - Trong những năm qua, công tác xuất khẩu lao động (XKLĐ) trên địa bàn tỉnh rất được quan tâm. Chỉ tính từ đầu năm 2019 đến 30-10-2021, toàn tỉnh có 19.662 lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Cụ thể, năm 2019 là 10.309 lao động; năm 2020 là 5.718 lao động; 10 tháng của năm 2021 xuất khẩu được 3.635 lao động. Thị trường XKLĐ tập trung chủ yếu là Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản và các nước Trung Đông, trong đó, số lao động có trình độ tay nghề chiếm 15-20% (chủ yếu là nghề cơ khí, hàn, tiện, may). Đối với lao động thuộc 11 huyện miền núi, thị trường chủ yếu là Hàn Quốc và các nước Trung Đông. Những địa phương đưa được nhiều lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, gồm: Cẩm Thủy, Bá Thước, Lang Chánh, Thường Xuân.

Lãng phí nguồn lao động chất lượng cao: Nhìn từ thực trạng

Trong những năm qua, công tác xuất khẩu lao động (XKLĐ) trên địa bàn tỉnh rất được quan tâm. Chỉ tính từ đầu năm 2019 đến 30-10-2021, toàn tỉnh có 19.662 lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Cụ thể, năm 2019 là 10.309 lao động; năm 2020 là 5.718 lao động; 10 tháng của năm 2021 xuất khẩu được 3.635 lao động. Thị trường XKLĐ tập trung chủ yếu là Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản và các nước Trung Đông, trong đó, số lao động có trình độ tay nghề chiếm 15-20% (chủ yếu là nghề cơ khí, hàn, tiện, may). Đối với lao động thuộc 11 huyện miền núi, thị trường chủ yếu là Hàn Quốc và các nước Trung Đông. Những địa phương đưa được nhiều lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, gồm: Cẩm Thủy, Bá Thước, Lang Chánh, Thường Xuân.

Lãng phí nguồn lao động chất lượng cao: Nhìn từ thực trạngSau khi đi xuất khẩu lao động trở về, anh Lê Văn Đông (thị trấn Thường Xuân) mở cửa hàng kinh doanh điện lạnh tại nhà.

Chị Lê Thị Huyền Trang (phố Tân Hạnh, phường Đông Tân, TP Thanh Hóa) đi XKLĐ tại Đài Loan từ năm 2007 đến 2010, làm công nhân nhà máy sản xuất thuốc tây. Theo chị Trang môi trường làm việc nước ngoài tạo cho người công nhân thói quen lao động tốt như: tác phong công nghiệp, tính chuyên nghiệp, làm việc nhịp nhàng theo đội, nhóm... và khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ. Sau hơn 1 tháng chị đã làm việc thành thạo, bắt nhịp cùng tổ, đội công nhân của nhà máy. Mong muốn lớn nhất của chị Trang sau khi về nước là có công việc phù hợp với ngành nghề mình được đào tạo. Tuy nhiên, chị cho biết: “Tôi đã tìm hiểu một số công ty trên địa bàn, nhưng chủ yếu họ tuyển lao động phổ thông với mức lương thấp, không thể phát huy được kinh nghiệm và vốn ngoại ngữ mà tôi được tích lũy. Qua thời gian tôi vẫn không thể tìm được công việc phù hợp chuyên môn và khả năng”. Chị chia sẻ: “Không chỉ mình tôi mà nhiều người sau khi đi XKLĐ về đều rất khó tìm được công việc phù hợp với tay nghề. Riêng với phụ nữ, nhiều người do không tìm được công việc phù hợp với khả năng, nên đã nghỉ ở nhà chăm sóc gia đình, hoặc mở cửa hàng kinh doanh”.

Được biết, khoảng 5 năm nay, mỗi năm ở phường Đông Tân có khoảng 35 lao động đi xuất khẩu sang Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản. Là địa phương có thế mạnh về đá mỹ nghệ, vận tải, do vậy, đa phần lao động sau khi xuất khẩu trở về đều làm những công việc liên quan đến ngành nghề này.

Cùng chung hoàn cảnh với chị Trang là anh Lê Văn Đông ở khu phố Trung Chính, thị trấn Thường Xuân (Thường Xuân) từng đi XKLĐ tại Hàn Quốc 5 năm (2014 - 2019). Anh làm công việc chăn nuôi với mức lương 40-50 triệu đồng/tháng. Theo anh, công việc chăn nuôi ở Hàn Quốc dạy cho anh rất nhiều điều mới mẻ. Đó là việc sử dụng máy móc công nghiệp hiện đại, kinh nghiệm trồng và chăm sóc một số cây đặc sản, phương thức canh tác tiên tiến. Anh chia sẻ: “Xuất thân là người nông dân, khi sang Hàn Quốc được tiếp tục công việc liên quan đến nông nghiệp, nên tôi phát huy khả năng của mình. Ngoài ra, tôi có thể giao tiếp cơ bản bằng tiếng Hàn, được chủ tin tưởng, trả lương cao”. Tuy nhiên, sau khi về nước, anh Đông rất khó tìm được công việc tương tự. Muốn đầu tư mô hình nông nghiệp công nghệ cao lại không có vốn, anh thử một số công việc khác, nhưng không phù hợp, thu nhập lại thấp, nên quyết định mở cửa hàng kinh doanh điện lạnh tại nhà.

Cũng theo anh Đông, nhiều lao động Việt Nam sau khi hết hạn hợp đồng lao động đều có tâm lý muốn ở lại Hàn Quốc làm việc, bởi phần nhiều chưa biết khi về nước có tìm được việc làm phù hợp hay không. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến tỷ lệ lao động Việt Nam cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc cao.

Theo Phòng Lao động - Thương binh và xã hội huyện Thường Xuân, từ năm 2019 đến tháng 10-2021, toàn huyện có 331 lao động đi xuất khẩu. Mỗi năm có khoảng 30 lao động hết hạn hợp đồng. Phần lớn lao động sau khi về địa phương có số vốn nhất định thì đầu tư vào xây dựng nhà cửa, mở cơ sở kinh doanh, hoặc làm nông nghiệp.

Theo báo cáo của Sở Lao động - Thương binh và xã hội, số lao động hết hạn về nước từ năm 2019 đến 30-10-2021 khoảng 19.200 (trong đó năm 2019 là 9.200 lao động; năm 2020 là 6.000 lao động; 10 tháng năm 2021 dự kiến khoảng 4.000 lao động). Như vậy, nguồn lao động xuất khẩu mỗi năm trở về nước là rất lớn, trong đó có khoảng 15-20% lao động chất lượng cao, có tay nghề sẵn, lại được đào tạo nâng cao ở nước ngoài. Vấn đề sử dụng nguồn lực lao động này đang là “bài toán” lớn cần lời giải.

Bài và ảnh: Phan Thị



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]