(vhds.baothanhhoa.vn) - Từ đầu tháng 8 đến tháng 11 âm lịch hằng năm các cơ sở thu mua cau non xuất sang Trung Quốc ở xã Minh Sơn (Ngọc Lặc) lại tất bật vào mùa.

Nghề sấy cau xuất khẩu ở Minh Sơn

Từ đầu tháng 8 đến tháng 11 âm lịch hằng năm các cơ sở thu mua cau non xuất sang Trung Quốc ở xã Minh Sơn (Ngọc Lặc) lại tất bật vào mùa.

Nghề sấy cau xuất khẩu ở xã Minh Sơn

Cau được phân loại rồi mang đi sấy.

Bà Cao Thị Loan, chủ xưởng sấy cau ở xã Minh Sơn cho biết: Gia đình bà gắn bó với nghề sấy cau hơn 20 năm qua. Từ khoảng 5 năm trở về trước, do nhu cầu xuất sang thị trường Trung Quốc ít, nên số lượng cau sấy không nhiều. Nhưng những năm gần đây, do nhu cầu thu mua cau từ thị trường Trung Quốc tăng mạnh, nên mỗi ngày xưởng sấy cau của bà sấy từ 5 đến 10 tấn cau tươi.

Theo bà, trung bình 10 tấn cau tươi sẽ cho 2 tấn cau khô. Cau sấy được thương lái Trung Quốc thu mua để làm kẹo cau, sau đó xuất khẩu sang các nước có khí hậu lạnh, vì kẹo cau có tác dụng làm ấm cơ thể.

Nghề sấy cau xuất khẩu ở xã Minh Sơn

Hiện tại, quả cau tươi trên thị trường có giá dao động từ 70.000 - 80.000 đồng/kg. Sau khi sấy thành phẩm, suất bán tại xưởng có giá gần 400.000 nghìn đồng/kg. Trừ chi phí, mỗi mẻ cau sấy, gia đình bà thu lãi 4 triệu đồng. Như vậy, bình quân xưởng sấy cau (thời kỳ cao điểm) có thể cho gia đình bà thu lãi trên 50 triệu đồng/tháng.

Hiện trên địa bàn xã Minh Sơn có 2 xưởng sấy cau, trung bình mỗi xưởng có 2 - 3 lò sấy, công suất 10 tấn/mẻ. Hiện 2 xưởng sấy cau này tạo việc làm cho khoảng 30 lao động, mức thu nhập từ 4 đến 10 triệu đồng/người/tháng.

Khắc Công


Khắc Công

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]