(vhds.baothanhhoa.vn) - Bà Nguyễn Thị Sáu, Phó Chủ tịch UBND phường Hải Thượng, cho biết: Để góp phần giải quyết việc làm, tăng thêm thu nhập cho người dân, nhất là những hộ nhường đất cho các dự án, từ năm 2018 trở về trước, địa phương đã từng đưa một số nghề như: Móc hộp, đan thảm, đan giỏ bằng bẹ chuối..., thu hút hơn 100 lao động tham gia. Tuy nhiên, do thu nhập từ những nghề này thấp, chỉ dao động từ 50.000- 100.000 đồng/người/ ngày, nên người dân không làm nữa. Chính việc không phát huy hiệu quả mà từ năm 2018 đến nay, địa phương dừng không phát triển được nghề tiểu thủ công nghiệp (TTCN).

Tin liên quan

Đọc nhiều

Nghề tiểu thủ công nghiệp ở thị xã Nghi Sơn: Vì sao không phát huy hiệu quả

Bà Nguyễn Thị Sáu, Phó Chủ tịch UBND phường Hải Thượng, cho biết: Để góp phần giải quyết việc làm, tăng thêm thu nhập cho người dân, nhất là những hộ nhường đất cho các dự án, từ năm 2018 trở về trước, địa phương đã từng đưa một số nghề như: Móc hộp, đan thảm, đan giỏ bằng bẹ chuối..., thu hút hơn 100 lao động tham gia. Tuy nhiên, do thu nhập từ những nghề này thấp, chỉ dao động từ 50.000- 100.000 đồng/người/ ngày, nên người dân không làm nữa. Chính việc không phát huy hiệu quả mà từ năm 2018 đến nay, địa phương dừng không phát triển được nghề tiểu thủ công nghiệp (TTCN).

Nghề tiểu thủ công nghiệp ở thị xã Nghi Sơn: Vì sao không phát huy hiệu quả

Nghề đan chao đèn duy trì, phát triển ở xã Ngọc Lĩnh (thị xã Nghi Sơn) do người dân cần mẫn gắn bó nghề.

Chị Nguyễn Thị Liên, phố Liên Trung là một trong số hàng trăm lao động của phường Hải Thượng đã từng tham gia làm nghề móc hộp, đan thảm giãi bày: “Cách đây 3 - 4 năm, Hội Phụ nữ phường đã triển khai cho hội viên phụ nữ làm các nghề: Móc hộp, đan giỏ bằng bẹ chuối, đan thảm chùi chân bằng vải..., tôi phấn khởi nên đăng ký tham gia. Tuy nhiên, dù cặm cụi cả ngày, thậm chí làm cả buổi tối nhưng thu nhập của tôi chưa đến 100.000 đồng/ngày. Trong khi đó, nếu đi bóc tôm thuê cho các cơ sở chế biến hải sản ngay tại phường, mỗi ngày cũng kiếm số tiền từ 150.000 - 170.000 đồng”. Cũng theo chị Liên, không phải mình chị mà hầu hết hội viên đã từng tham gia học các nghề TTCN do Hội Phụ nữ phường đứng ra tổ chức đều bỏ nghề.

Xã Tân Trường đã từng đưa nghề đan mũ, đan giỏ bằng bẹ ngô vào địa phương với hy vọng tạo thêm việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân. Song, cũng giống như ở phường Hải Thượng, các nghề này chỉ được người dân duy trì trong thời gian rất ngắn, vì thu nhập không đảm bảo. Bà Nguyễn Thị Hà, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã, cho biết: Trước năm 2018, hội đã tổ chức cho chị em hội viên 2 thôn Đồng Lách và Tam Sơn học nghề. Sau 5 ngày học, 126 hội viên đã cơ bản biết làm các sản phẩm theo đúng yêu cầu của bên đứng ra bao tiêu sản phẩm. Nhưng nghề này cũng không tồn tại được lâu vì mức thu nhập quá thấp, chỉ được từ 60.000 - 100.000 đồng/ngày, trong khi đó nếu đi cấy thuê, chặt cây thuê hay đi phụ hồ, họ có thể kiếm được số tiền từ 250.000- 300.000 đồng/ngày; còn nếu đi làm cho các công ty trong Khu Kinh tế Nghi Sơn, mức thu nhập đều đặn từ 4 - 5 triệu đồng/tháng, thậm chí có thể cao hơn, nên đa số hội viên đã bỏ nghề.

Nghề tiểu thủ công nghiệp ở thị xã Nghi Sơn: Vì sao không phát huy hiệu quả

Nghề đan chao đèn, giúp chị Lê Thị Việt, thôn 13, xã Ngọc Lĩnh (thị xã Nghi Sơn) mỗi ngày thu nhập 150.000 - 170.000 đồng.

Thực tế cho thấy, hầu hết các xã, phường trên địa bàn thị xã Nghi Sơn đưa nghề TTCN về đều không phát huy hiệu quả. Về thực trạng này, bà Nguyễn Thị Sáu, Phó Chủ tịch UBND phường Hải Thượng; ông Nguyễn Anh Hùng, Chủ tịch UBND xã Tân Trường và ông Hoàng Khắc Đạo, Trưởng Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) thị xã Nghi Sơn đều cho rằng: Mục tiêu của việc đưa nghề TTCN là tận dụng thời gian nhàn rỗi, giúp người dân có thêm việc làm, tăng thêm thu nhập, nhất là những người dân nhường đất cho dự án. Tuy nhiên, nghề TTCN không phát huy hiệu quả do mức thu nhập ngày công thấp hơn nhiều so với công việc sẵn có tại địa phương, như việc bóc vỏ tôm, đan lưới thuê, thợ xây, phụ hồ... Hơn nữa, thời điểm đưa nghề TTCN về là sau khi người dân được nhận khoản bồi thường hàng trăm triệu đồng, thậm chí hàng tỷ đồng do nhường đất cho xây dựng các dự án tại Khu Kinh tế Nghi Sơn. Có số tiền lớn, nên họ ngại ngồi cặm cụi cả ngày mà chỉ kiếm được vài chục nghìn đồng... Những lý do trên là rào cản khiến việc đưa nghề TTCN thời gian qua trên địa bàn thị xã không phát huy được hiệu quả.

Để khắc phục tình trạng này, ông Hoàng Khắc Đạo cho biết, Phòng LĐ-TB&XH thị xã Nghi Sơn sẽ tiếp tục phối hợp với chính quyền các phường, xã đẩy mạnh tuyên truyền để người dân thấy được hiệu quả của nghề TTCN vừa tận dụng lao động lúc nông nhàn, vừa góp phần nâng cao thu nhập. Bên cạnh đó, cùng với các kênh giải quyết việc làm khác, như: Phát triển ngành nghề dịch vụ, du lịch, chế biến nông sản..., Phòng

LĐ-TB&XH sẽ tích cực khảo sát, tìm hiểu, lựa chọn, đưa những nghề TTCN có thu nhập cao, ổn định với mức thu nhập dao động từ 150.000 - 170.000 đồng/ người/ngày như nghề đan chao đèn hiện đang rất phát triển ở xã Ngọc Lĩnh. Với giải pháp trên, ông Hoàng Khắc Đạo cho rằng người dân các xã, phường trên địa bàn thị xã sẽ tiếp nhận và duy trì nghề. Và khi ấy, phát triển nghề TTCN ở thị xã Nghi Sơn sẽ phát huy hiệu quả.

Bài và ảnh: Minh Xuyên


Bài và ảnh: Minh Xuyên

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]