(vhds.baothanhhoa.vn) - 17 năm qua chị Phạm Thị Mỳ, Giám đốc doanh nghiệp tư nhân Mỳ Quảng ở thôn Phú Hưng, xã Thiệu Long (Thiệu Hóa) đã nỗ lực vượt qua nhiều khó khăn, du nhập và phát triển nghề mây tre đan vào địa phương. Hiện cơ sở của chị đã tạo việc làm cho hàng trăm lao động trong và ngoài huyện.

Người phụ nữ đam mê nghề mây tre đan

17 năm qua chị Phạm Thị Mỳ, Giám đốc doanh nghiệp tư nhân Mỳ Quảng ở thôn Phú Hưng, xã Thiệu Long (Thiệu Hóa) đã nỗ lực vượt qua nhiều khó khăn, du nhập và phát triển nghề mây tre đan vào địa phương. Hiện cơ sở của chị đã tạo việc làm cho hàng trăm lao động trong và ngoài huyện.

Người phụ nữ đam mê nghề mây tre đan

Chúng tôi đến cơ sở mây tre đan của chị Phạm Thị Mỳ vào những ngày đầu tháng 4, lúc này chị cũng như nhiều lao động đang chuẩn bị những lô hàng để xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Đồng thời tích cực làm ra sản phẩm để tham gia trưng bày triển lãm kỷ niệm 700 năm ngày mất nhà sử học Lê Văn Hưu trong thời gian tới.

Người phụ nữ đam mê nghề mây tre đan

Nói về cơ duyên đến với nghề mây tre đan, chị Mỳ cho biết: Gắn bó với nghề đan lát ngay từ nhỏ và tôi rất mừng là từ khi du nhập nghề này đã tạo được việc làm cho nhiều lao động với thu nhập ổn định.

Người phụ nữ đam mê nghề mây tre đan

Mây tre đan là những nguyên liệu có trong tự nhiên, thân thiện với môi trường, doanh nghiệp tư nhân Mỳ Quảng đã phát triển cao hơn thành sản phẩm thủ công mỹ nghệ.

Người phụ nữ đam mê nghề mây tre đan

Tuy nhiên, để có được thành quả như ngày hôm nay là cả một quá trình nỗ lực phấn đấu không mệt mỏi của gia đình. Chị Phạm Thị Mỳ chia sẻ: Thành lập doanh nghiệp tư nhân vào năm 2006 với vô vàn khó khăn về vốn, kỹ thuật… có những lúc tưởng chừng phải bỏ cuộc. Tuy nhiên được sự quan tâm của tỉnh, của huyện, doanh nghiệp đã có bước phát triển đi lên.

Người phụ nữ đam mê nghề mây tre đan

Năm 2010 bắt đầu tham gia vào Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”, mỗi năm doanh nghiệp phối hợp mở 2-3 lớp. Cùng với đó để nâng cao tay nghề cho người lao động, doanh nghiệp đã chủ động đưa các tổ trưởng đi học, sau đó truyền đạt cho người dân. Khi mọi người nắm được kỹ thuật cơ bản thì tay nghề ngày càng nâng cao và thu nhập của người lao động đã được cải thiện đáng kể.

Người phụ nữ đam mê nghề mây tre đan

Bà Hoàng Thị Giáp ở thôn Phú Hưng, xã Thiệu Long (Thiệu Hóa) cho biết: Tôi gắn bó với nghề này khoảng 10 năm nay, công việc chính tại cơ sở là làm hàng kỹ thuật. Công việc này đòi hỏi sự tỉ mỉ, cần cù, siêng năng. Hiện nay, thu nhập bình quân của tôi là 4,5 triệu - 5 triệu đồng/tháng, giúp cuộc sống gia đình ngày càng cải thiện.

Người phụ nữ đam mê nghề mây tre đan

Sản phẩm chủ yếu của doanh nghiệp là mây xiên cói và sọt nhựa.

Người phụ nữ đam mê nghề mây tre đan

Không chỉ làm tại cơ sở, nhiều lao động đã đến nhận nguyên liệu về làm tại nhà.

Người phụ nữ đam mê nghề mây tre đan

Hiện nay doanh nghiệp tư nhân Mỳ Quảng của chị Phạm Thị Mỳ tạo việc làm cho gần 800 lao động lúc nông nhàn, người cao tuổi và khuyết tật trong và ngoài huyện, trong đó có khoảng 100 lao động khuyết tật.

Người phụ nữ đam mê nghề mây tre đan

Thu nhập bình quân của mỗi lao động đạt từ 2,5 triệu - 5 triệu đồng/người/tháng.

Người phụ nữ đam mê nghề mây tre đan

Chị Phạm Thị Mỳ chia sẻ: Niềm vui đối với những người làm doanh nghiệp như tôi là ngày càng tạo thêm được nhiều việc làm cho lao động lúc nông nhàn, người cao tuổi và khuyết tật. Hiện nay lợi nhuận đạt khoảng 1 tỷ đồng/năm, trong thời gian tới doanh nghiệp sẽ tiếp tục mở rộng quy mô và hi vọng sẽ tạo thêm việc làm cho nhiều lao động với thu nhập ổn định.

Thu Thủy


Thu Thủy

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]