(vhds.baothanhhoa.vn) - Với vai trò góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động ở khu vực nông thôn, thời gian qua, huyện Thọ Xuân đã có nhiều cơ chế khuyến khích, hỗ trợ phát triển công nghiệp (CN), tiểu thủ công nghiệp (TTCN).

Nhiều “trợ lực” để phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tại huyện Thọ Xuân

Với vai trò góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động ở khu vực nông thôn, thời gian qua, huyện Thọ Xuân đã có nhiều cơ chế khuyến khích, hỗ trợ phát triển công nghiệp (CN), tiểu thủ công nghiệp (TTCN).

Nhiều “trợ lực” để phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tại huyện Thọ Xuân

Phát triển CN, TTCN ngày càng được quan tâm.

Theo thống kê, huyện Thọ Xuân hiện có khoảng 100 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực CN, có 3.447 cơ sở sản xuất TTCN đã và đang giữ vai trò quan trọng trong giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho hơn 17 nghìn lao động, chiếm gần 16% lao động toàn huyện.

Ngày 19-12-2021, HĐND huyện Thọ Xuân đã ban Nghị quyết số 115/NQ-HĐND thông qua đề án phát triển CN, TTCN và các cụm CN trên địa bàn huyện giai đoạn 2021-2025.

Quán triệt tinh thần của Nghị quyết, nhiều giải pháp, hành động hướng phát triển CN, TTCN trên địa bàn đã được triển khai, như: Đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện hồ sơ, giải phóng mặt bằng bàn giao cho chủ đầu tư triển khai đầu tư dự án và các cụm CN Xuân Lai, Thọ Minh, Thọ Nguyên. Đồng thời, thu hút, kêu gọi thành lập thêm 5 cụm CN, gồm: Cụm CN Xuân Phú, cụm CN Xuân Hòa - Thọ Hải, cụm CN Xuân Tín - Phú Xuân, cụm CN Trường Xuân và cụm CN Neo.

Nhiều “trợ lực” để phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tại huyện Thọ Xuân

Nhiều cơ chế hỗ trợ chung tay cùng với doanh nghiệp phát triển.

Khuyến khích các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất CN, TTCN xây dựng thương hiệu, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, hình thành các doanh nghiệp đầu mối, phân phối, cấp nguyên liệu và bao tiêu sản phẩm cho các cơ sở sản xuất CN, TTCN, nhất là các nghề truyền thống như: Đồ mộc dân dụng, bánh lá răng bừa, bánh gai, nem nướng, miến gạo, kẹo lạc...

Để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động, đứng chân trên địa bàn, huyện đã ban hành và thực hiện nhiều chính sách, cơ chế hỗ trợ, như: Hỗ trợ đầu tư hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào cụm CN; hỗ trợ đầu tư hạ tầng kỹ thuật làng nghề; hỗ trợ duy trì, khôi phục và phát triển nghề truyền thống, làng nghề; hỗ trợ di dời cơ sở sản xuất trong khu dân cư vào cụm CN...

Đơn cử, hỗ trợ UBND xã Phú Xuân 2 tỷ đồng đầu tư để triển khai thi công tuyến đường rãnh thoát nước trong làng nghề thôn Phú Cường; đấu mối với sở, ngành cấp tỉnh đề nghị và đã được UBND tỉnh quyết định hỗ trợ để xây dựng hệ thống rãnh thoát nước và tuyến đường làng nghề xã Thọ Lộc (tỉnh hỗ trợ 10,5 tỷ đồng); cải tạo, nâng cấp tuyến đường giao thông làng nghề xã Xuân Lập (tỉnh hỗ trợ 10,5 tỷ) và hỗ trợ làng nghề Thọ Diên, Xuân Lập mỗi xã 2 tỷ đồng để triển khai dự án đường và rãnh thoát nước để tiếp tục nâng cao tiêu chí môi trường bằng nguồn ngân sách tỉnh...

Nhiều “trợ lực” để phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tại huyện Thọ Xuân

Công tác tuyên truyền quảng bá, giới thiệu sản phẩm được huyện Thọ Xuân chú trọng.

Theo Phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Thọ Xuân, ngoài cơ chế hỗ trợ trực tiếp bằng các nguồn vốn đầu tư, huyện cũng chú trọng hỗ trợ nhiều hoạt động trong tuyên truyền, quảng bá thương hiệu các sản phẩm làng nghề, làng nghề truyền thống, sản phẩm OCOP như: Hỗ trợ Huyện đoàn Thọ Xuân xây dựng gian hàng giới thiệu sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng thế mạnh của huyện tại khu đô thị mới thị trấn Thọ Xuân; chủ trì, phối hợp tham gia hội chợ 28 tỉnh phía Bắc tổ chức tại Thanh Hóa năm 2022, cũng như tham gia gian hàng tại lễ hội của các huyện...

Đình Giang


Đình Giang

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]