(vhds.baothanhhoa.vn) - Thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” huyện Thọ Xuân đã có 11 sản phẩm được cấp chứng nhận sản phẩm OCOP cấp tỉnh, trong đó có 10 sản phẩm OCOP 3 sao và 1 sản phẩm OCOP 4 sao. Chương trình đã có những thành công bước đầu, tạo sức lan tỏa rộng rãi, các sản phẩm tham gia chương trình phát triển tốt và có nhiều chuyển biến rõ rệt về chất lượng cũng như mẫu mã, hệ thống nhận diện thương hiệu...

Thọ Xuân: Nhiều chính sách hỗ trợ thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm

Thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” huyện Thọ Xuân đã có 11 sản phẩm được cấp chứng nhận sản phẩm OCOP cấp tỉnh, trong đó có 10 sản phẩm OCOP 3 sao và 1 sản phẩm OCOP 4 sao. Chương trình đã có những thành công bước đầu, tạo sức lan tỏa rộng rãi, các sản phẩm tham gia chương trình phát triển tốt và có nhiều chuyển biến rõ rệt về chất lượng cũng như mẫu mã, hệ thống nhận diện thương hiệu...

Thọ Xuân: Nhiều chính sách hỗ trợ thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm

Nem nướng Vinh Lài - sản phẩm OCOP 3 sao.

Để Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” đạt kết quả cao, thực hiện đúng chính sách pháp luật, Chương trình đã nhận được sự quan tâm, chỉ đạo trực tiếp của các ngành, các cấp, nhiều chủ trương, chính sách trên địa bàn huyện được cụ thể hóa và tổ chức thực hiện.

Đối với các sản phẩm ban đầu mới chỉ có ý tưởng, dựa vào kế hoạch thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” hàng năm đã được UBND huyện xây dựng, các chủ thể có ý tưởng sản phẩm sẽ đăng ký với UBND xã, UBND huyện để cùng với chủ thể xây dựng thành sản phẩm.

Đối với các sản phẩm khi đăng ký với UBND huyện, Ban chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP huyện cử cán bộ chuyên môn xuống cơ sở kiểm tra, đánh giá những thuận lợi, khó khăn của sản phẩm khi tham gia Chương trình, từ đó có định hướng cụ thể để xây dựng sản phẩm. Ngoài ra, UBND huyện sẽ đấu mối, phối hợp với các đơn vị tư vấn trên địa bàn tỉnh, hỗ trợ các chủ thể xây dựng sản phẩm, xúc tiến thương mại sản phẩm đến khi đạt tiêu chuẩn sản phẩm OCOP cấp tỉnh.

Trên cơ sở các sản phẩm đăng ký của chủ thể trên địa bàn, UBND huyện chỉ đạo Tổ giúp việc đánh giá sơ bộ theo bộ tiêu chí để lựa chọn sản phẩm tham gia và hướng dẫn các chủ thể hoàn thiện hồ sơ, điều kiện sản xuất để trình Hội đồng đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP huyện đánh giá, xếp hạng.

Thọ Xuân: Nhiều chính sách hỗ trợ thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm

Kẹo gạo lức Đúc Giang - sản phẩm OCOP 3 sao.

Ngoài ra, huyện cũng xây dựng hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm OCOP, trong đó Ban điều hành cấp huyện định kỳ kiểm tra, giám sát tình hình triển khai Chương trình OCOP tại các xã, thị trấn. Hướng dẫn phối hợp với các xã, thị trấn kiểm tra tại các cơ sở về việc quản trị chất lượng trong sản xuất các sản phẩm OCOP, bao gồm: Xây dựng và nâng cấp tiêu chuẩn sản phẩm, triển khai và lưu giữ hồ sơ lô sản phẩm (trong đó có nguồn gốc nguyên liệu đầu vào, kiểm nghiệm sản phẩm cuối cùng), lưu mẫu sản phẩm, quản lý nhãn hiệu, logo OCOP…

Ngoài ra, hàng tháng, hàng quý Ban chỉ đạo Chương trình mỗi xã một sản phẩm huyện đều đi kiểm tra, đánh giá quy trình hoạt động va chiều hướng phát triển của từng sản phẩm để có hướng đầu tư phát triển, đem lại hiệu quả kinh tế cho người dân, phát triển sản phẩm, nâng cao giá trị của sản phẩm để được đánh giá cao hơn, nâng hạng cho các sản phẩm theo quy định.

Thọ Xuân: Nhiều chính sách hỗ trợ thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm

Cơ sở sản xuất kẹo lạc Đúc Giang.

Nhằm khuyến khích, hỗ trợ các chủ thể, hàng năm UBND huyện đã xây dựng Đề án trình HĐND huyện thông qua cơ chế hỗ trợ đối với các sản phẩm OCOP được UBND tỉnh công nhận là 100 triệu đồng/sản phẩm.

Huyện Thọ Xuân cũng đã xây dựng Đề án hỗ trợ các chủ thể xây dựng gian bán hàng giới thiệu và bán các sản phẩm OCOP của huyện giai đoạn 2021-2025; Tổ chức đấu mối với các tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh tiêu thụ và quảng bá sản phẩm của địa phương nhằm đem thương hiệu sản phẩm của địa phương tới người tiêu dùng một cách rộng rãi.

Năm 2022, huyện Thọ Xuân đề ra mục tiêu có 5 sản phẩm gồm: Dưa vàng Điền Trạch; hạt sen Nhật, miến gạo Phú Xuân, dưa bạch ngọc đường, gạo Xuân Minh được công nhận sản phẩm OCOP cấp tỉnh.

Thọ Xuân: Nhiều chính sách hỗ trợ thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm

Huyện Thọ Xuân hiện có nhiều chính sách khuyến khích, hỗ trợ xây dựng sản phẩm OCOP.

Huyện Thọ Xuân đang nỗ lực đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm thay đổi nhận thức, giúp người dân hiểu được tầm quan trọng và lợi ích của việc xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm chủ lực của huyện gắn với truy xuất nguồn gốc hàng hóa, nâng cao độ nhận diện thương hiệu, chỉ dẫn địa lý đối với sản phẩm OCOP của địa phương, nỗ lục đưa sản phẩm OCOP địa phương đến với người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh.

Linh Hương


Linh Hương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]