(vhds.baothanhhoa.vn) - Phía sau niềm vui của người dân khi có điện là sự nỗ lực của các cấp ủy, chính quyền và ngành chức năng. Xung quanh câu chuyện xây dựng, cấp điện cho các thôn, bản, phóng viên Báo Thanh Hóa Cuối tuần đã trao đổi với các ông: Lê Tiến Dũng, Phó Giám đốc Sở Công Thương; Quách Văn Mỵ, Chủ tịch UBND xã Trung Lý (Mường Lát) và Hà Văn Khường, bản Pượn, xã Trung Sơn (Quan Hóa).

Xuân này, Bản ta có điện: Giai đoạn 2022 - 2025 sẽ hoàn thành cấp điện cho các thôn, bản

Phía sau niềm vui của người dân khi có điện là sự nỗ lực của các cấp ủy, chính quyền và ngành chức năng. Xung quanh câu chuyện xây dựng, cấp điện cho các thôn, bản, phóng viên Báo Thanh Hóa Cuối tuần đã trao đổi với các ông: Lê Tiến Dũng, Phó Giám đốc Sở Công Thương; Quách Văn Mỵ, Chủ tịch UBND xã Trung Lý (Mường Lát) và Hà Văn Khường, bản Pượn, xã Trung Sơn (Quan Hóa).

Xuân này, Bản ta có điện: Giai đoạn 2022 - 2025 sẽ hoàn thành cấp điện cho các thôn, bản

Ông Lê Tiến Dũng, Phó Giám đốc Sở Công Thương: 20 thôn, bản của 6 huyện miền núi có điện trong năm 2022

PV: Sau Chương trình Năng Lượng do EU tài trợ giai đoạn 2018 - 2020, giai đoạn tiếp theo, xin ông cho biết Thanh Hóa có bao nhiêu thôn, bản nằm trong danh mục dự án cấp điện nông thôn từ lưới điện quốc gia?

Ông Lê Tiến Dũng: Sau khi Sở Công Thương hoàn thành triển khai Tiểu dự án cấp điện nông thôn từ lưới điện quốc gia tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2018 - 2020 do EU tài trợ sử dụng vốn ODA (đầu tư thực hiện cấp điện cho 28 thôn, bản chưa có điện trên địa bàn tỉnh), trên địa bàn tỉnh còn 37 thôn, bản, cụm dân cư chưa có điện lưới quốc gia thuộc Dự án Cấp điện nông thôn tỉnh Thanh Hóa đã được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 3606/QĐ-UBND ngày 28-10-2014 và điều chỉnh tại Quyết định số 1302/QĐ-UBND ngày 20-4-2021.

Năm 2021, Dự án được giao kế hoạch vốn 21 tỷ đồng cấp điện cho 3 thôn, bản chưa có điện gồm: thôn Xà Luốc, xã Văn Nho (Bá Thước), bản Mùa Xuân, xã Sơn Thủy (Quan Sơn), bản Pá Búa, xã Trung Lý (Mường Lát). Đến nay, công trình cấp điện cho 3 thôn, bản trên đã thi công cơ bản hoàn thành, đóng điện phục vụ Nhân dân.

PV: Hiện nay, vẫn còn nhiều thôn, bản chưa có điện lưới; một số nơi đã có điện nhưng vào giờ cao điểm thì không sử dụng được vì điện quá yếu; một số nơi đường điện bị xuống cấp cột điện xiêu vẹo, dây điện trần võng xuống thấp không đảm bảo an toàn... Xin ông cho biết những giải pháp của ngành để khắc phục những tồn tại trên?

Ông Lê Tiến Dũng: Hiện nay, trên địa bàn tỉnh vẫn còn 34 thôn, bản chưa có điện lưới quốc gia. Nhu cầu vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 của dự án là 238.964 triệu đồng, đã được HĐND tỉnh phân bổ tại Nghị quyết số 123/NQ-HĐND ngày 11-10-2021 về Kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021 - 2025 tỉnh Thanh Hóa và UBND tỉnh giao kế hoạch đầu tư công trung hạn tại Quyết định số 4394/QĐ-UBND ngày 4-11-2021.

Năm 2022, dự án được giao kế hoạch vốn 80 tỷ đồng, thực hiện đầu tư cho 20 thôn, bản chưa có điện của 6 huyện miền núi, gồm: Như Thanh, Quan Sơn, Quan Hóa, Bá Thước, Mường Lát, Lang Chánh. Thời gian tới, Sở Công Thương sẽ tiến hành lựa chọn nhà thầu thi công theo quy định, dự kiến hoàn thành đóng điện trước tháng 12-2022. Còn lại 14 thôn, bản dự kiến đầu tư, hoàn thành trong giai đoạn 2022 - 2025.

Đối với việc một số nơi đã có điện nhưng vào giờ cao điểm thì không sử dụng được vì điện quá yếu; một số nơi đường điện bị xuống cấp cột điện xiêu vẹo, dây điện trần võng xuống thấp không đảm bảo an toàn, Sở Công Thương sẽ có công văn chỉ đạo các tổ chức quản lý kinh doanh điện nông thôn thống kê, kiểm tra, rà soát, có kế hoạch nâng cấp, cải tạo hệ thống lưới điện, khắc phục các tồn tại trên, đảm bảo chất lượng điện áp, đảm bảo an toàn vận hành lưới điện phục vụ Nhân dân.

Ông Quách Văn Mỵ, Chủ tịch UBND xã Trung Lý (Mường Lát): Có điện, chắc chắn đời sống của bà con sẽ thay đổi

PV: Hiện đã có 7 bản trong xã Trung Lý có điện, xin ông cho biết, điện về bản, đời sống bà con đã có những thay đổi như thế nào?

Ông Quách Văn Mỵ: Xã Trung Lý gồm 15 bản, trong đó có 11 bản người Mông, đời sống của bà con vốn gặp rất nhiều khó khăn. Được đầu tư điện lưới quốc gia đã làm thay đổi toàn diện đời sống sản xuất, sinh hoạt của người dân. Trong nhiệm kỳ 2020 - 2025, xã Trung Lý tập trung phát triển nông lâm nghiệp, tăng cường khai hoang diện tích ruộng lúa nước, hướng tới việc tiếp cận khoa học kỹ thuật để tăng năng suất. Nếu không có điện lưới những mục tiêu, giải pháp đó khó hoàn thành. Và điều chắc chắn, nếu vẫn còn thôn, bản chưa có điện thì tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo sẽ khó giảm.

Xã Trung Lý còn 8 bản chưa có điện, là xã có số lượng thôn, bản chưa có điện nhiều nhất trên địa bàn huyện Mường Lát. Theo lộ trình từ nay đến năm 2025 sẽ xóa hết các bản chưa có điện. Tới thời điểm này, Sở Công Thương đã khảo sát xong các bản trên địa bàn xã Trung Lý. Hy vọng trong thời gian sớm nhất bà con sẽ được hưởng niềm vui có điện.

Ông Hà Văn Khường, bản Pượn, xã Trung Sơn (Quan Hóa): Chúng tôi rất mong điện về bản

PV: Là người dân của bản duy nhất trong xã Trung Sơn chưa có điện, điều ông mong chờ nhất là gì?

Ông Hà Văn Khường: Trong số 49 hộ dân ở bản Pượn, gia đình tôi là 1 trong 2 hộ đã thoát nghèo. Hiện gia đình tôi đang có 13 ao cá dốc. Không có điện, việc nuôi cá rất vất vả. Thực sự nếu chỉ dùng điện tua bin, chi phí sản xuất kinh doanh bị tăng lên rất nhiều và không thể đạt hiệu quả kinh tế cao. Không riêng gì tôi, tất cả bà con đang mong chờ có điện.

PV: Nếu có điện, thiết bị đầu tiên ông muốn mua sắm trong gia đình là gì?

Ông Hà Văn Khường: Tôi sẽ thay ngay nồi cơm điện. Dùng điện tua bin chập chờn, chưa khi nào tôi có được bữa cơm ngon. Mỗi lần xuống thành phố, ăn bát cơm dẻo tôi ước ao sẽ sớm có ngày bà con quê tôi có điện ổn định để có bữa cơm ngon...

Huyền Chi (thực hiện)



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]