(vhds.baothanhhoa.vn) - Suối Tút là một trong những bản có đồng bào dân tộc Dao sinh sống, cách trung tâm xã Quang Chiểu khoảng 7km và cách trung tâm huyện Mường Lát hơn 25km. Con đường từ trung tâm xã vào bản Suối Tút đã được đổ bê tông nên thuận lợi trong việc đi lại.

Đổi thay ở bản Suối Tút

Suối Tút là một trong những bản có đồng bào dân tộc Dao sinh sống, cách trung tâm xã Quang Chiểu khoảng 7km và cách trung tâm huyện Mường Lát hơn 25km. Con đường từ trung tâm xã vào bản Suối Tút đã được đổ bê tông nên thuận lợi trong việc đi lại.

Đổi thay ở bản Suối TútCác cháu điểm trường mầm non Suối Tút.

Đầu con dốc vào bản Suối Tút là điểm trường mầm non Suối Tút thuộc Trường Mầm non Quang Chiểu. Lớp học là căn phòng nhỏ đã cũ với diện tích khoảng 10m2, chỉ có 7 em học sinh do cô giáo Vi Thị Sợi làm chủ nhiệm. Cô Sợi trang trí lớp, sắp xếp đồ dùng học tập gọn gàng, ngăn nắp, tạo không khí lớp học gần gũi để các em đến lớp đều đặn.

Sau giờ lên nương rẫy, phụ nữ bản Suối Tút lại tranh thủ may thêu trang phục, áo, khăn, chăn gối. Từ khi lên 10 tuổi, chị Tặng Thị Pham (33 tuổi) đã bắt đầu học thêu thùa từ bà và mẹ. Bây giờ chị Pham lại dạy thêu thùa cho thế hệ sau. Đang là ngày nghỉ nên em Tặng Thị Lựu và Tặng Thị Chuộng, là học sinh Trường THPT Dân tộc nội trú Ngọc Lặc về thăm nhà. Hai em được các mẹ, các chị bản Suối Tút giới thiệu, hướng dẫn cách thêu thùa. Bộ trang phục truyền thống của đồng bào dân tộc Dao cũng được Lựu và Chuộng mặc khi xuống trường, vừa là niềm tự hào vừa là cách để giới thiệu nét đẹp văn hóa của dân tộc mình với bạn bè trong trường.

Đổi thay ở bản Suối TútChị em phụ nữ dân tộc Dao bản Suối Tút thêu thùa trang phục truyền thống của dân tộc.

Trưởng bản Suối Tút Tặng Văn Lai, sinh năm 1975 và đã có thâm niên hơn 10 năm làm trưởng bản. Trưởng bản Tặng Văn Lai cho biết: Ở Mường Lát, đồng bào Dao sinh sống tại các bản Suối Tút, Con Dao (Quang Chiểu), Pù Quăn, Hạ Sơn (Pù Nhi). Hiện nay, bản Suối Tút có 25 hộ, trong đó còn 5 hộ nghèo, bà con sinh sống chủ yếu bằng nghề trồng trọt, chăn nuôi gia súc, gia cầm, một số hộ đi làm ăn xa, xuất khẩu lao động. Bà con vẫn còn gìn giữ giá trị văn hóa truyền thống qua trang phục, chữ viết, bài thuốc lá tắm. Bản Suối Tút có điểm trường mầm non và tiểu học, con em của các gia đình đến tuổi đi học đều được đến trường nhưng hiện nay vẫn phải học lớp ghép. Bản có 20 hộ đang trồng giống cam Lào trên tổng diện tích hơn 10 ha. Trong đó hộ gia đình anh Phan Văn San và chị Tặng Thị Mụi đã có kinh nghiệm hơn 10 năm trồng giống cam Lào, mỗi năm vườn cam cho thu hoạch hơn 100 triệu đồng. Ngoài ra, còn một số hộ gia đình có con em đi xuất khẩu lao động sang Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc cũng cho thu nhập ổn định, xây dựng được nhà cửa khang trang. So với trước đây thì đời sống bà con bản Suối Tút đã thay đổi nhiều rồi.

Đổi thay ở bản Suối TútTrưởng bản Suối Tút Tặng Văn Lai cùng cán bộ xã Quang Chiểu thăm đồi cam.

Với sự nỗ lực của cán bộ và Nhân dân nơi đây, bản Suối Tút đã, đang tích cực hoàn thành các tiêu chí xây dựng bản nông thôn mới, phấn đấu về đích trong năm 2023. “Hiện còn tiêu chí điện, nhà văn hóa, hộ nghèo là chưa hoàn thành. Nhà văn hóa, điện lưới đã có chủ trương rồi và sẽ hoàn thành trong năm nay thôi. Khi đó Suối Tút chắc chắn về đích nông thôn mới", Trưởng bản Suối Tút Tặng Văn Lai hồ hởi cho biết.

Bài và ảnh: Ngọc Huấn



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]