(vhds.baothanhhoa.vn) - Những hình ảnh phụ huynh cùng các con đội mưa đến Văn Miếu Quốc Tử Giám (TP Hà Nội) thắp hương cầu may trước kỳ thi trung học phổ thông (THPT) 2021 đã được chia sẻ nhiều nhất trên các diễn đàn mạng xã hội trong những ngày qua.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Bản lĩnh phụ huynh và điểm tựa của những đứa con

Những hình ảnh phụ huynh cùng các con đội mưa đến Văn Miếu Quốc Tử Giám (TP Hà Nội) thắp hương cầu may trước kỳ thi trung học phổ thông (THPT) 2021 đã được chia sẻ nhiều nhất trên các diễn đàn mạng xã hội trong những ngày qua.

Bản lĩnh phụ huynh và điểm tựa của những đứa con

Thực tế, từ xa xưa những đền, miếu thờ phụng các bậc thánh hiền ở nước ta luôn là địa chỉ để các sĩ tử tìm đến dâng hương bày tỏ lòng ngưỡng mộ và cầu may mắn. Từ thời nhà Lý, Văn Miếu ở kinh thành Thăng Long, nơi mà Đại Việt sử ký toàn thư ghi chép lại rằng: “Mùa thu tháng 8, dựng Văn Miếu, đắp tượng Khổng Tử, Chu Công và Tứ phối, vẽ tượng Thất thập nhị hiền, bốn mùa cúng tế. Hoàng thái tử đến đây học”. Sau khi làm lễ tại ban thờ của Khổng Tử cùng các vị thánh hiền, sĩ tử sẽ ra chiêm bái hàng bia Tiến sĩ nơi Văn Miếu.

Truyền thống và niềm tin tâm linh ấy được xây đắp và duy trì từ bao đời nay. Điều duy nhất khác, đây là năm thứ 2 có đại dịch COVID-19, người dân không thể vào trong các thánh điện để cầu may mà họ phải bái vọng. Nhìn hình ảnh nhiều phụ huynh chuẩn bị lễ chu đáo, mặc trên người tấm áo mưa thùng thình, thành tâm khấn vái cầu cho con thi đỗ, có lẽ nhiều người cho rằng: mê tín quá đáng.

Có trong hoàn cảnh đó mới hiểu được tâm trạng của phụ huynh có con vượt vũ môn. Rõ ràng quan niệm có thờ có thiêng, có kiêng có lành đã ăn sâu, bén rễ. Nhưng hiện nay một phần nào đó đang trở thành áp lực cho con cái. Và trong bối cảnh diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 thì đó là hành động không hợp lý.

Kỳ thi THPT 2021 phản ảnh kết quả học tập của 12 năm đèn sách, khả năng và sự nỗ lực của mỗi học sinh. Nhìn lại tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THPT năm 2020 bình quân cả nước là 98,34%, liệu các ông bố bà mẹ có phải quá căng thẳng thế không? Tuy nhiên, nhiều người vẫn mong chờ sự may mắn, con không trúng “tủ đứng” thì cũng đừng là “tủ lệch”. Và hơn hết, con cái phải được điểm cao để đẹp mặt... bố mẹ.

Trước đó, hình ảnh bà mẹ bắt con quỳ giữa sân trường vì 7 năm học sinh giỏi vẫn thi trượt lớp 10 trường công, đến trường tư cũng không nhận. Rồi lại có phụ huynh học sinh bậc tiểu học, con được 6 điểm mà đuổi đánh con quanh sân trường. Hay có những bà mẹ chì chiết con hàng ngày vì không đạt thành tích như mong muốn... Ngược lại với các hình ảnh phụ huynh giải tỏa cơn “điên rồ” của mình là những đứa con chan nước mắt trong những bữa cơm, là sự đau đớn, áp lực không lối thoát.

Tôi vẫn thấy có nhiều ông bố bà mẹ, nỗ lực của con cái chưa bao giờ là đủ. Đỗ trường công thì lại cần con đỗ trường chuyên, đỗ trường chuyên thì lại cần con đạt điểm top đầu... Suy cho cùng, trong số đó có người quá kỳ vọng, nhưng cũng có người chưa đủ mạnh mẽ để kìm nén cảm xúc về con cái.

Những đứa trẻ rất cần các ông bố, bà mẹ có bản lĩnh. Thay vì thể hiện sự cầu may quá đáng, xả bực tức của mình... thì họ phải là điểm tựa để nếu chẳng may vấp ngã, những đứa trẻ vẫn tự tin đứng dậy, vì luôn có bố mẹ vững chãi ở bên.

Kiều Chi


Kiều Chi

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]