(vhds.baothanhhoa.vn) - Thời gian qua các Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên (GDNN-GDTX) ở Thanh Hóa đã chú trọng đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Các trung tâm GDNN-GDTX nỗ lực nâng cao chất lượng

Thời gian qua các Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên (GDNN-GDTX) ở Thanh Hóa đã chú trọng đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh.

Những năm qua, Trung tâm GDNN- GDTX TP Thanh Hóa đã có nhiều giải pháp trong việc không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo, chú trọng đào tạo nghề gắn với nhu cầu việc làm của xã hội và doanh nghiệp (DN). Với định hướng đó, chất lượng đào tạo và tỷ lệ học sinh (HS) sau khi tốt nghiệp các hệ ra trường có việc làm ổn định đạt từ trên 90% trở lên.

Ông Trần Cường - Phó Giám đốc Trung tâm GDNN-GDTT TP Thanh Hóa, cho biết: “Năm học 2019 - 2020, Trung tâm GDNN - GDTX TP Thanh Hóa đã thực hiện tốt việc thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy; ứng dụng công nghệ thông tin: Thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra, đánh giá; coi trọng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và quản lý nhằm tạo sự chuyển biến tích cực, rõ nét về chất lượng GDTX và dạy nghề hướng nghiệp đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh.

Bên cạnh đó, Trung tâm cũng chú trọng tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học và phát triển đội ngũ giáo viên; đa dạng hoá nội dung chương trình và hình thức học tập nhằm đáp ứng nhu cầu học tập thường xuyên, học tập suốt đời của mọi người. Đổi mới công tác quản lý, tăng cường nền nếp, kỷ cương trong dạy và học; tích cực ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và giảng dạy. Nhờ đó, chất lượng giáo dục của trung tâm không ngừng được nâng cao qua các năm.

Trung tâm GDNN-GDTX TP Thanh Hóa.

Trước tình trạng “thừa thầy, thiếu thợ” đang có xu hướng gia tăng, để thu hút HS vào học, yếu tố chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên được ban giám hiệu Trung tâm GDNN-GDTX Triệu Sơn đặc biệt quan tâm và đặt lên hàng đầu.

Nhà trường đã thường xuyên cử cán bộ, giáo viên đi học nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; tổ chức cho giáo viên tham gia các hội giảng, đồng thời có cơ chế, chính sách để tuyển chọn, thu hút giáo viên có trình độ, năng lực về công tác.

Đến nay, 100% giáo viên nhà trường có trình độ chuẩn và trên chuẩn, trong đó, có 5 thầy cô giáo có trình độ thạc sỹ; nhiều GV đạt giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh. Cán bộ quản lý, giáo viên; tích cực đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiến thức kỹ năng; triển khai phương pháp dạy học gắn với đổi mới hình thức, phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực của người học; công tác kiểm tra hoạt động dạy học được thực hiện nghiêm túc... Kết quả: Trong kỳ thi học sinh giỏi các môn văn hóa cấp tỉnh năm học 2018 - 2019, trung tâm có 13/19 em tham gia thi đạt giải, đưa trung tâm 5 năm liên tiếp xếp thứ nhất, thứ nhì toàn tỉnh; được Chủ tịch UBND tỉnh tặng Cờ thi đua; Sở GD&ĐT tặng Giấy khen đơn vị hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học.

Nhờ thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp trong việc nâng cao chất lượng đào tạo nghề, những năm gần đây số lượng HS đăng ký vào học tại Trung tâm GDNN-GDTT huyện Như Xuân đều đạt và vượt so với chỉ tiêu được giao.

Theo bà Phạm Thị Thuận - Phó Giám đốc Trung tâm GDNN - GDTT huyện Như Xuân, cho biết: Trung tâm GDNN - GDTX huyện Như Xuân thường xuyên phối hợp với các ban, ngành và các xã, thị trấn làm tốt công tác tuyên truyền và xã hội hoá các chủ trương chính sách và quyền lợi trong việc học nghề cho người lao động. Đặc biệt, phối hợp hiệu quả với các trường THCS, THPT và chính quyền các cấp nhằm phân luồng, tư vấn hướng nghiệp cho học sinh khối 9 và khối 12 tại các trường THCS, THPT để động viên khuyến khích các em tham gia học nghề. Tổ chức điều tra, khảo sát tình hình nhu cầu học nghề, xem xét tính đặc thù nghề nghiệp của từng vùng. Bên cạnh đó, trung tâm còn thực hiện liên kết giữa doanh nghiệp và các cơ sở đào tạo nghề để gắn học lý thuyết với thực hành, lý luận với thực tiễn nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, gắn đào tạo với nhu cầu sử dụng lao động; liên kết với các doanh nghiệp có uy tín trong và ngoài huyện tuyển sinh đào tạo theo đơn đặt hàng cung cấp nguồn nhân lực có tay nghề cho các khu công nghiệp, nhà máy... để người lao động có việc làmsau đào tạo.

Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ với sự xuất hiện ngày càng nhiều trí tuệ nhân tạo tinh vi và siêu thông minh được áp dụng trong hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Do đó, giáo dục, đào tạo nghề và học tập suốt đời là những trụ cột quan trọng, việc các Trung tâm GDNN-GDTT nỗ lực nâng cao chất lượng đào tạo, gắn đào tạo nghề với nhu cầu lao động là hướng đi đúng góp phần từng bước đáp ứng nguồn nhân lực trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động, hướng đến nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, góp phần vào sự phát triển KT-XH của tỉnh nhà.

Linh Hương


Linh Hương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]