(vhds.baothanhhoa.vn) - Tình trạng mất cân bằng giới tính và “già hóa dân số” ở nước ta đang diễn ra với tốc độ rất nhanh đang đặt ra nhiều thách thức. Do đó nếu không có biện pháp phù hợp trong công tác kế hoạch hóa gia đình thì trong một hai thập kỷ tới Việt Nam sẽ đối mặt với rất nhiều nguy cơ.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Cần hóa giải nghịch lý tỉ lệ sinh vùng miền

Tình trạng mất cân bằng giới tính và “già hóa dân số” ở nước ta đang diễn ra với tốc độ rất nhanh đang đặt ra nhiều thách thức. Do đó nếu không có biện pháp phù hợp trong công tác kế hoạch hóa gia đình thì trong một hai thập kỷ tới Việt Nam sẽ đối mặt với rất nhiều nguy cơ.

Theo Tổng cục Dân số, tính đến năm 2025, dân số Việt Nam sẽ đạt 100 triệu dân, song cơ cấu dân số theo độ tuổi lại biến đổi rất nhanh. Năm 2011, Việt Nam đã bắt đầu bước vào giai đoạn già hóa dân số, khi có trên 10% dân số từ 60 tuổi trở lên và đến năm 2032 con số này tăng lên 20%. Qua đó cho thấy tốc độ già hóa dân số ở nước ta diễn ra rất nhanh chỉ trong khoảng hai thập kỷ.

Tỉ lệ “già hóa dân số” ở Việt Nam đang diễn ra với tốc độ rất nhanh.

Bên cạnh việc đối mặt với nguy cơ già hóa dân số trong khoảng thời gian ngắn, thì tình trạng mất cân bằng giới tính của trẻ sơ sinh ngày càng tăng và đang ở mức báo động. Số liệu cho thấy năm 2009 tỷ lệ này là 110,9 bé trai/100 bé gái thì sang năm 2014 con số này đã tăng lên 112,2 bé trai, riêng khu vực đồng bằng sông Hồng con số này lên đến 118 bé trai/100 bé gái. Đến năm 2015 cả nước đã có 53/63 tỉnh, thành có tỷ lệ mất cân bằng giới tính khi sinh.

Thêm một nghịch lý khác đang diễn ra, đó là những vùng khó khăn thì mức sinh cao, những vùng phát triển, đời sống tốt lại có mức sinh thấp. Đơn cử như TP.HCM, bác sĩ Nguyễn Hữu Hưng - Phó Giám đốc Sở Y tế TP cho biết: Mặc dù đã kiểm soát tốt được tỷ lệ mất cân bằng giới tính ở trẻ sơ sinh thấp. Tuy nhiên hiện nay với mức sinh chỉ đạt 1,45 con/2,1 con đối với phụ nữ đang ở trong độ tuổi sinh đẻ, thành phố đang phải đối mặt với nhiều thách thức, nhất là đẩy nhanh quá trình già hóa về dân số và nhiều hệ lụy khác về lâu dài.

Theo ông Mai Xuân Phương - Phó Vụ trưởng Vụ Truyền thông - Giáo dục, Tổng cục Dân số cho hay, tốc độ già hóa dân số ở nước ta đang diễn ra rất nhanh, nếu như các nước trên thế giới phải mất hàng thập kỷ thì ở nước ta chỉ diễn ra trong vòng chưa đến 20 năm. Điều này đang đặt ra nhiều thách thức trong việc thực hiện công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình. Đặc biệt là về lâu dài nếu không có chiến lược hợp lý trong công tác kế hoạch hóa gia đình, nước ta sẽ đối mặt với nhiều thách thức. Do đó cần phải có định hướng chính sách dân số mới để duy trì mức sinh thay thế, nếu như trước đây khẩu hiệu là “Mỗi cặp vợ chồng chỉ có 1 đến 2 con” thì hiện nay phải thay thế bằng khẩu hiệu “Mỗi cặp vợ chồng nên sinh đủ 2 con” nhằm kéo dài thời gian cơ cấu “dân số vàng”.

Trước thực trạng mất cân bằng giới tính, nghịch lý tỷ lệ sinh vùng miền, đến cơ cấu về độ tuổi… đang đặt ra nhiều vấn đề cần được giải quyết. Đề cập vấn đề này, ông Lê Cảnh Nhạc - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số cho rằng: Công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình trước đến nay chỉ tập trung chủ yếu vào việc tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức chuyển đổi hành vi dân số như giảm mức sinh, cung cấp các dịch vụ kế hoạch hóa gia đình… Tuy nhiên hiện nay chúng ta đang phải đối mặt với những thách thức khác như sự chênh lệch mức sinh giữa các vùng miền khá cao. Nếu cứ tiếp tục tình trạng này thì chất lượng dân số ở nước ta sẽ đi xuống. Do đó cần có biện pháp hợp lý để những nơi mức sinh thấp phải sinh đủ để đáp ứng nhu cầu nhân lực, những vùng như Trung du miền núi phía Bắc, Tây Nguyên cần giảm mức sinh xuống để nâng cao chất lượng dân số.

Nguồn: baovanhoa.vn



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]