(vhds.baothanhhoa.vn) - Việc một số địa phương áp dụng ngay những quy định vừa ban hành đã khiến nhiều người chưa có chứng chỉ nghiệp vụ sự phạm đạt chuẩn rơi vào tình trạng không đủ điều kiện ứng tuyển.

Cần thêm thời gian để người ứng tuyển viên chức Ngành Giáo dục thích ứng với quy định mới

Việc một số địa phương áp dụng ngay những quy định vừa ban hành đã khiến nhiều người chưa có chứng chỉ nghiệp vụ sự phạm đạt chuẩn rơi vào tình trạng không đủ điều kiện ứng tuyển.

Cần thêm thời gian để người ứng tuyển viên chức Ngành Giáo dục thích ứng với quy định mới

Thông tư của Bộ GD&ĐT vừa ban hành, có hiệu lực hồi tháng 5-2021, nhưng nhiều địa phương đã xây dựng phương án tuyển dụng viên chức ngành giáo dục và đào tạo ngay sau khi thông tư có hiệu lực khiến nhiều người “trở tay” không kịp.

Được biết, ngoài những người được đào tạo cử nhân sư phạm chính quy, còn đó những người có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp có nguyện vọng trở thành giáo viên và họ tham gia các khóa bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm để hiện thực ước mong.

Tuy nhiên, với những quy định mới, nhiều người sẽ không đủ điều kiện để tham gia thi tuyển viên chức chuyên ngành giáo dục và đào tạo năm 2021. Cụ thể người đăng ký dự tuyển vào vị trí việc làm là giáo viên tiểu học, THCS, THPT, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên nếu không có bằng đại học thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng đại học có chuyên ngành phù hợp với vị trí việc làm đăng ký dự tuyển và chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm theo Thông tư Số 11/2021/TT-BGDĐT, 12/2021/TT-BGDĐT. Các thông tư nêu trên của Bộ GD&ĐT quy định cụ thể về chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm phù hợp với đối tượng và từng cấp học theo các chương trình mà bộ ban hành và có hiệu lực từ ngày 22/5/2021.

Theo đó, những đối tượng có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp bao gồm: Âm nhạc, Mỹ thuật, Tin học, Công nghệ, Ngoại ngữ... và một số chuyên ngành khác phù hợp với một trong các môn học của cấp THCS, cấp THPT chỉ đủ điều kiện thi tuyển khi có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm theo thông tư mới ban hành.

Đối với trường hợp những người đã tốt nghiệp cao trung cấp, cao đẳng chuyên ngành sư phạm chính quy, mà đã học xong liên thông lên đại học để nâng chuẩn. Chiếu theo quy định của Bộ GDĐT thì bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm sẽ không được tính như chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm. Do vậy, để đủ điều kiện thi tuyển giáo viên thì trường hợp này vẫn phải có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm theo thông tư mới.

Những trường hợp là cử nhân đã có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm trước khi thông tư này có hiệu lực mà muốn đủ điều kiện thi tuyển viên chức ngàng giáo dục và đào tạo từ năm 2021 trở về sau thì phải bổ sung chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm theo Thông tư Số 11/2021/TT-BGDĐT, 12/2021/TT-BGDĐT.

Tại huyện Thạch Thành (Thanh Hóa), theo phương án tuyển dụng viên chức ngành giáo dục và đào tạo năm 2021 Số 185/PA-UBND, ngày 8/9/2021 của UBND huyện nêu rõ trình độ chuyên môn đối với xét tuyển viên chức giáo viên giảng dạy môn tiếng Anh và môn Tin học yêu cầu có bằng cử nhân trở lên thuộc ngành đào tạo sư phạm hoặc có bằng cử nhân chuyên ngành và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dành cho giáo viên theo chương trình do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Thông tư số 11/2021/TT-BGDĐT cấp tiểu học, Thông tư Số 12/2021/TT-BGDĐT cấp THCS, THPT, theo chương trình đào tạo kèm theo thông tư thì thời gian học là 12 tháng mới được cấp chứng chỉ. Theo kế hoạch này thì nhiều người sẽ bị loại ngay từ vòng sơ tuyển.

Lo lắng lớn nhất của những người không đủ điều kiện dự thi, chủ yếu trong đó là những giáo viên đang dạy hợp đồng tại các trường học là nguy cơ mất việc làm nếu sau kỳ thi trường tuyển đủ chỉ tiêu.

Việc Bộ GD&ĐT ban hành thông tư, có hiệu lực ngày 22/5/2021 mà các địa phương đã áp dụng thực hiện phương án tuyển dụng viên chức ngành giáo dục và đào tạo ngay trong năm 2021 đã tạo ra khó khăn cho người ứng tuyển bởi họ phải cần đến 12 tháng học mới có được chứng chỉ theo quy định ở thông tư này.

Để người dân có thời gian chuẩn bị cho những lần thi tuyển viên chức ngành giáo dục và đào tạo tiếp theo, đề nghị các địa phương cần rà soát, tổ chức thi tuyển hằng năm vừa có thể bổ sung những vị trí còn thiếu một cách kịp thời vừa có thể giải quyết việc làm cho người có tâm huyết với nghề giáo. Đặc biệt, trước khi lập phương án tuyển dụng thì các địa phương cần tuyên truyền rộng rãi, hướng dẫn cụ thể, rõ ràng để người dân hiểu đúng, tránh những bở ngỡ, lo lắng.

Hà Hiếu


Hà Hiếu

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]