(vhds.baothanhhoa.vn) - Hôm nay dạy trường này, ngày mai dạy trường khác để đảm bảo đủ số tiết theo quy định, đồng thời giúp những nơi thiếu giáo viên đảm bảo hoạt động giảng dạy là giải pháp mà nhiều địa phương đã thực hiện để khắc phục tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ. Tuy nhiên, còn đó những bất cập, hạn chế khi giáo viên phải dạy nhiều nơi...

Tin liên quan

Đọc nhiều

Chuyện về giáo viên dạy liên trường

Hôm nay dạy trường này, ngày mai dạy trường khác để đảm bảo đủ số tiết theo quy định, đồng thời giúp những nơi thiếu giáo viên đảm bảo hoạt động giảng dạy là giải pháp mà nhiều địa phương đã thực hiện để khắc phục tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ. Tuy nhiên, còn đó những bất cập, hạn chế khi giáo viên phải dạy nhiều nơi...

Chuyện về giáo viên dạy liên trường

Giáo viên Trường THCS Xuân Tín trao quà cho đội viên có thành tích xuất sắc của Chi đội lớp 8A, năm học 2020 - 2021. (Ảnh do nhà trường cung cấp)

“Một chốn đôi nơi”…

“Một chốn hai nơi” hay “ăn lương một nơi, làm việc vài nơi”... là những cụm từ được giáo viên dạy liên trường nhắc đến khi nói về hoạt động giảng dạy của bản thân. Thầy giáo Nguyễn Văn Huế, giáo viên môn Hóa - Lý, Trường Trung học cơ sở (THCS) Xuân Tín (Thọ Xuân) được xem là người đạt “kỷ lục” dạy liên trường. Trong năm học 2020 - 2021 vừa qua, anh phải dạy 4 trường, trường xa nhất cách nhà 7 km. Theo quy định dạy 19 tiết/tuần, do Trường THCS Xuân Tín có 2 lớp Hóa với 4 tiết dạy nên anh còn thiếu tới 15 tiết mới đảm bảo định mức. Thầy giáo Huế chia sẻ: “Năm học vừa rồi, tôi vừa là giáo viên chủ nhiệm, vừa là tổ trưởng, lại làm sáng kiến kinh nghiệm, bồi dưỡng học sinh giỏi nên việc dạy liên trường ảnh hưởng rất nhiều đến công tác chuyên môn được giao. Tôi ở trường bạn còn nhiều hơn ở trường mình, thực tế dạy liên trường rất khó khăn, vất vả”...

Năm học 2020 - 2021, cô giáo Trần Thị Lan, môn tiếng Anh, Trường THCS Bình Minh (thị xã Nghi Sơn) được phân công dạy liên trường (thêm Trường THCS Hải Thanh). Theo định mức, tiết dạy của giáo viên THCS là 19 tiết/tuần, nhưng do số lớp quá ít nên giáo viên môn tiếng Anh bị thiếu tiết. Cô Lan trải lòng: “So với quy định, tôi còn thiếu 3 tiết mới đủ định mức nên được điều động đi dạy ở trường còn thiếu giáo viên. Với giáo viên liên trường, khó khăn không chỉ là khoảng cách di chuyển mà còn ở sự gắn kết, trao đổi giữa cô và trò ở nơi được phân công đến dạy”.

Từ phía Trường THCS Hải Thanh, thầy giáo Lê Văn Ngọc, Hiệu trưởng nhà trường, cho biết: “Để khắc phục tình trạng thiếu giáo viên, theo chỉ đạo của thị xã, chúng tôi đã dồn lớp để giảm số lớp. Dù tăng số học sinh đầu lớp nhưng vẫn thiếu giáo viên ở một số bộ môn, riêng môn tiếng Anh thiếu 6 tiết. Vì vậy, nhà trường phải cần sự hỗ trợ 3 tiết tiếng Anh ở Trường THCS Bình Minh và 3 tiết ở một trường khác. Ngược lại, giáo viên thể dục của nhà trường lại đi dạy 4 tiết ở Trường THCS Bình Minh”.

Giải pháp tình thế…

Năm học 2020 - 2021, thị xã Nghi Sơn có hơn 20 giáo viên dạy liên trường. Những giáo viên này dạy liên trường trong 2 trường hợp, thứ nhất là dạy những môn ít giờ hoặc dạy không đủ số tiết; thứ hai là giáo viên Mỹ thuật của bậc tiểu học phải dạy liên trường môn Mỹ thuật cho trường THCS trên địa bàn. Theo bà Vũ Thị Thanh Vân, Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã Nghi Sơn: “Dạy liên trường bảo đảm được giờ dạy tối đa của giáo viên, tránh tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ. Giáo viên được dạy đúng chuyên ngành đào tạo và đảm bảo chất lượng cho học sinh. Dạy liên trường mà đúng bộ môn sẽ hiệu quả hơn dạy trong một trường mà trái môn”.

Chuyện về giáo viên dạy liên trường

Giờ học môn Ngữ văn ở lớp 7A1, Trường THCS Hải Thanh (thị xã Nghi Sơn), năm học 2020 - 2021. (Ảnh do nhà trường cung cấp)

Tại huyện Thọ Xuân, việc dạy liên trường đã được thực hiện cách đây 7 năm. Hiện trong tổng số hơn 600 giáo viên THCS thì có tới 50% giáo viên dạy liên trường. Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo Thọ Xuân, ông Lê Huy Nhị cho biết: “Giáo viên dạy liên trường nhiều khó khăn, bất cập. Giáo viên phải đi lại nhiều, trong khi còn đảm nhận công việc khác ở trường chính… Để động viên, huyện Thọ Xuân đã có chính sách hỗ trợ tiền xăng xe với 300 nghìn đồng/tháng/giáo viên dạy”.

Thực tế, dạy liên trường là một giải pháp tình thế để giải quyết tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ. Nhưng có nhiều vấn đề đặt ra khi giáo viên dạy liên trường, đặc biệt với một giáo viên dạy nhiều trường sẽ khó khăn hơn trong việc đánh giá, xếp loại. Bên cạnh đó, nhiều giáo viên cho rằng, dạy liên trường đôi khi là sự lạc lõng vì không có sự gắn kết giữa giáo viên và học sinh, hay giữa giáo viên và giáo viên, hạn chế trong sự trao đổi về chuyên môn hoặc sự tương tác giữa cô và trò…

Khắc phục tình trạng trên là bài toán đặt ra đối với không chỉ riêng ngành giáo dục.

Anh Hoàng


Anh Hoàng

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]