(vhds.baothanhhoa.vn) - Mặc dù kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn nhưng hàng năm, huyện Triệu Sơn vẫn giành một nguồn kinh phí nhất định để chi cho phát triển giáo dục, trong đó, công tác khen thưởng luôn được huyện ưu tiên hàng đầu.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Cơ chế thi đua khen thưởng giúp giáo dục Triệu Sơn liên tục nằm trong “top đầu”

Mặc dù kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn nhưng hàng năm, huyện Triệu Sơn vẫn giành một nguồn kinh phí nhất định để chi cho phát triển giáo dục, trong đó, công tác khen thưởng luôn được huyện ưu tiên hàng đầu.

Dù hoạt động trong điều kiện còn nhiều khó khăn, nhưng Trường THCS Hợp Thành luôn làm tốt công tác khen thưởng.

Từ việc ban hành nghị quyết về cơ chế khen thưởng

Năm 2014 được xem là một dấu mốc quan trọng của ngành Giáo dục Triệu Sơn với sự ra đời của Nghị quyết số 53 về chế độ khen thưởng cho giáo viên và học sinh có thành tích trong các kỳ thi học sinh giỏi, đạt danh hiệu cấp tỉnh, cấp quốc gia. Cũng từ đây, công tác khen thưởng không chỉ được tổ chức nhỏ lẻ ở các trường, cũng không còn là việc riêng của ngành giáo dục Triệu Sơn mà là trách nhiệm của cả một hệ thống chính trị từ huyện đến xã và trở thành nghị quyết của địa phương.

Những hiệu ứng tích cực mà Nghị quyết số 53 mang lại được ví như một ngọn lửa lớn thổi bùng lên khí thế thi đua sôi nổi trong các nhà trường. Nhờ đó mà từ năm 2014 đến nay, chất lượng giáo dục toàn diện, nhất là chất lượng mũi nhọn của huyện liên tục đứng trong “top” đầu của tỉnh, trong đó cấp THCS nhiều năm liền giữ vững ở vị trí từ thứ 5 đến thứ 7. Riêng Trung tâm giáo dục thường xuyên (nay là Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên) của huyện luôn đứng nhất tỉnh cả về công tác tuyển sinh, và về chất lượng dạy, học.

Đến sôi nổi phong trào “Dạy tốt, học tốt”

Phấn khởi trước sự quan tâm của huyện cho công tác giáo dục, nhiều trường dù điều kiện ngân sách khó khăn, cơ sở vật chất còn chưa đồng bộ nhưng cũng “mạnh tay” chi cho công tác khen thưởng. Đơn cử như Trường THCS Hợp Thành, ngoài lồng ghép trao thưởng tại lễ tổng kết hàng năm, nhà trường còn thưởng “nóng” cho giáo viên và học sinh đạt giải cấp huyện. Hiệu trưởng nhà trường - thầy Nguyễn Trọng Lam cho biết: “Giáo viên nào có nhiều học sinh giỏi sẽ được nhà trường đề nghị lên huyện cấp giấy khen và sẽ được nâng lương trước thời hạn. Nhờ vậy mà những năm qua, nhà trường đều đạt thành tích cao như: Cờ thi đua của tỉnh (năm học 2015 - 2016), Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ (năm học 2016 - 2017); Tập thể lao động xuất sắc (năm học 2017 - 2018). Đặc biệt, năm học 2018 - 2019, với 3 học sinh đạt giải cao các môn văn hóa cấp tỉnh, nhà trường đã được bầu chọn đứng nhất cụm đồng bằng - trung du (gồm 8 huyện). Ngoài ra, dù nằm xa trung tâm nhưng trong 5 năm liên tục, nhà trường đều có học sinh thi đỗ vào Trường THPT chuyên Lam Sơn”.

Đây cũng chính là giải pháp được Trường THCS thị trấn Triệu Sơn đặc biệt chú trọng. Cô giáo Lê Thị Hương - Phó hiệu trưởng, Chủ tịch Công đoàn nhà trường cho biết: “Hàng năm, có rất nhiều giáo viên và học sinh đủ điều kiện để được khen thưởng theo nghị quyết của huyện. Vì vậy, ngoài 15% chỉ tiêu theo quy định, nhà trường sẽ thưởng cho số còn lại. Bên cạnh đó, trường thường xuyên thưởng “nóng” không chỉ với các giải học sinh giỏi, mà thưởng cả với các cuộc thi tìm hiểu kiến thức như: 60 năm lịch sử Điện Biên Phủ; Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa; 990 năm Thanh Hóa... Chính điều đó đã tạo thêm động lực phấn đấu trong CBGV và học sinh, góp phần mang về cho nhà trường Cờ thi đua của UBND tỉnh (năm học 2012 - 2013; 2017 - 2018); Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ (2014)...

Từ cách làm của huyện Triệu Sơn cho thấy, không khó để giữ vững chất lượng giáo dục. Điều quan trọng là phải quan tâm và đầu tư thích đáng. Cơ chế khen thưởng của huyện Triệu Sơn không hẳn là lớn nhưng phần nào cho thấy được tâm ý chăm lo đến sự phát triển giáo dục.

Mai Vui


Mai Vui

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]