(vhds.baothanhhoa.vn) - Ngày 3/10/2018, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1299/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học giai đoạn 2018 - 2025”.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Đẩy mạnh giáo dục văn hóa ứng xử học đường

Ngày 3/10/2018, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1299/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học giai đoạn 2018 - 2025”.

Theo đó, 100% trường học phải xây dựng Bộ Quy tắc văn hóa ứng xử, quy định cụ thể những việc nên làm và không nên làm trong các mối quan hệ ứng xử của các chủ thể trong nhà trường thể hiện thông qua trang phục, ngôn ngữ, hành vi ứng xử... Ở Trường THCS Dân tộc Nội trú Như Thanh, việc dạy văn hoá ứng xử cho học sinh được đặc biệt coi trọng trong thời gian qua.

Thầy Lê Viết Lâm - Hiệu trưởng Trường THCS Dân tộc Nội trú huyện Như Thanh cho biết: Là trường đặc thù thì ngoài việc truyền đạt kiến thức, nhà trường thường xuyên tổ chức các buổi ngoại khóa cho học sinh. Trong đó, nhà trường đã mời các nghệ nhân đến dạy cho các cháu về văn hóa cồng chiêng, tìm hiểu thêm về các giá trị văn hóa của các dân tộc trên địa bàn. Đồng thời thường xuyên tổ chức các sinh hoạt tập thể, như văn hóa - văn nghệ, thể dục thể thao, tìm hiểu pháp luật... Bên cạnh đó, ngay đầu năm học nhà trường đã có nhiều lớp bồi dưỡng cho các em về văn hóa học đường, nhằm giáo dục cho học sinh có ý thức trong học tập, giao tiếp giữa thầy, cô giáo, bạn bè và xã hội hiện nay.

Giờ thể dục của học sinh Trường Dân tộc Nội trú huyện Như Thanh.

Với xã hội phát triển thì đòi hỏi về tri thức là rất cao nhưng không vì thế mà văn hóa học đường bị sao nhãng. Ở đâu đó vẫn còn bóng dáng của một số vấn đề văn hóa học đường bị xuống cấp. Nhiều học sinh coi thường bố mẹ, bôi nhọ, nói xấu thầy cô giáo, thiếu đi tính trung thực, thờ ơ, vô cảm trước nỗi đau của người khác, tiêu cực không dám đấu tranh. Điều đáng lo ngại là tình trạng bạo lực học đường vẫn xảy ra, học sinh vẫn ngang nhiên quay và đưa các đoạn video và tung lên mạng xã hội.

Bà Lê Thúy Lan - Trưởng phòng GD&ĐT huyện Như Thanh, cho biết: Những năm gần đây, Giáo dục Như Thanh đã có sự thay đổi cả về diện mạo giảng dạy cũng như thường xuyên mở các lớp tập huấn, trao đổi kinh nghiệm cho các giáo viên về kỹ năng sống và kỹ năng giao tiếp. Để cho mỗi giáo viên có trách nhiệm hơn, không chỉ truyền đạt cho học sinh của mình về kiến thức mà còn nhằm giáo dục cho học sinh từ những ngày đầu vào năm học. Nhưng xét trên thực tế, nếu chỉ kỳ vọng vào quy định có tính chất hành chính, chắc sẽ khó làm thay đổi những ứng xử trong môi trường học đường.

Thiết nghĩ, cùng với sự nỗ lực từ phía ngành giáo dục thì việc xây dựng văn hóa ứng xử trong học đường cần thực hiện đồng bộ, thống nhất và có sự phối hợp, chung tay giữa nhà trường, gia đình và xã hội. Tạo một chuỗi liên kết chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội được gắn chặt, bởi chỉ cần lỏng lẻo ở một khâu thì cả mắt xích ấy có nguy cơ gẫy bất cứ lúc nào. Có như vậy môi trường giáo dục sẽ trở nên nhân văn hơn, để mỗi ngày đến trường với thầy và trò thực sự “là một ngày vui”.

Phạm Thanh


Phạm Thanh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]