(vhds.baothanhhoa.vn) - Việc dạy nghề phổ thông (NPT) mang ý nghĩa thiết thực là giúp học sinh khám phá và phát huy năng lực cá nhân để lựa chọn hướng đi phù họp với năng lực, sở trường của bản thân, tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung cấp, học nghề hoặc có kỹ năng lao động sản xuất. Tuy nhiên, mục đích cộng điểm được đặt lên hàng đầu khiến việc dạy NPT hiện nay tồn tại nhiều hạn chế cần khắc phục.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Dạy nghề, hướng nghiệp phổ thông chưa phát huy hiệu quả

Việc dạy nghề phổ thông (NPT) mang ý nghĩa thiết thực là giúp học sinh khám phá và phát huy năng lực cá nhân để lựa chọn hướng đi phù họp với năng lực, sở trường của bản thân, tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung cấp, học nghề hoặc có kỹ năng lao động sản xuất. Tuy nhiên, mục đích cộng điểm được đặt lên hàng đầu khiến việc dạy NPT hiện nay tồn tại nhiều hạn chế cần khắc phục.

Thiếu thốn cơ sở vật chất phục vụ dạy, học nghề

28 trường THCS trên địa bàn huyện Thiệu Hóa đã lựa chọn nghề làm vườn để tổ chức dạy nghề cho các em học sinh.

Thầy giáo Hoàng Ngọc Khải - Phó hiệu trưởng Trường THCS Thiệu Nguyên cho biết: Từ năm lớp 8 các em học sinh sẽ bắt đầu được học NPT. Là một xã thuần nông, việc lựa chọn nghề làm vườn đối với các em là hoàn toàn phù hợp, sau khi học xong các em đã được trang bị những kiến thức cơ bản để có kỹ năng lao động, sản xuất, giúp đỡ gia đình.

Ngoài lý do phù hợp với các em học sinh vùng nông thôn, có lẽ yếu tố chính khiến các trường THCS ở huyện Thiệu Hóa dạy nghề làm vườn cho học sinh bởi không cần trang bị nhiều cơ sở vật chất, đồ dùng, học cụ... Do không đủ khả năng đầu tư cơ sở vật chất, hiện nay, hầu hết các nhà trường chỉ chọn một nghề để dạy cho học sinh. Nghĩa là những học sinh có đam mê hoặc sở thích với nghề này cũng đành chấp nhận học nghề khác. Các em bị áp đặt thay vì cho các em cơ hội lựa chọnhọc nghề theo khả năng, sở thích. Vì vậy dẫn đến tình trạng học sinh chỉ học nghề để được cộng điểm khi tuyển sinh vào lớp đầu cấp, học đối phó.

Trường THPT Yên Định II (Yên Định) lựa chọn dạy nghề điện dân dụng cho học sinh lớp 11. Để học tốt nghề điện dân dụng, việc học lý thuyết song song với thực hành là vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, do thiếu mô hình học cụ nên các em chủ yếu chỉ được dạy lý thuyết. Thêm vào đó, không phải học sinh nào cũng hứng thú với nghề điện dân dụng.

Em Phạm Thị Ly - học sinh lớp 11B7, Trường THPT Yên Định II, huyện Yên Định cho biết: Theo em, nếu biết tận dụng nghiêm túc thì học NPT như tin học hay điện dân dụng rất có ích. Những kiến thức và kỹ năng cơ bản được tiếp cận không chỉ giúp chúng em có thêm hiểu biết mà còn rất có ích trong cuộc sống hằng ngày. Nhưng hiện nay chúng em chủ yếu là được học lý thuyết, chưa được thực hành nhiều. Hơn nữa, bản thân là con gái, em cảm thấy mình học nghề điện cũng không phù hợp lắm.

Thầy giáo Vũ Đình Binh, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Yên Định II, huyện Yên Định chia sẻ: Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho việc dạy các NPT ở các trường THPT rất khó khăn vì không có nguồn kinh phí nào cấp riêng cho việc dạy nghề. Thậm chí, khi học nghề xongcác em được cấp giấy chứng chỉ nghề nhưng khi đi xin việc, chứng chỉ này không được các cơ sở sản xuất chấp nhận.

Việc dạy nghề trong các trường phổ thông còn tồn tại nhiều hạn chế.

Thiếu giáo viên dạy nghề có chuyên môn, nghiệp vụ

Một nguyên nhân khác khiến việc dạy NPT chưa đạt được hiệu quả như mong muốn, chưa lôi cuốn được học sinh là do giáo viên dạy nghề chưa được qua trường lớp chính quy nào về công tác dạy nghề, một số giáo viên thậm chí chưa được qua tập huấn, nên kỹ năng nghiệp vụ dạy nghề vẫn còn nhiều hạn chế.

Nhiều nhà trường đã nhầm lẫn và đồng nhất hai khái niệm hướng nghiệp và dạy nghề. Vì vậy việc hướng nghiệp chưa được quan tâm đầu tư mà chỉ dừng lại ở việc dạy một số nghề đơn giản nhất để được cộng điểm khuyến khích khi thi tốt nghiệp và tuyển sinh đầu cấp chứ chưa hướng học sinh đến việc lựa chọn nghiêm túc một nghề phù hợp để học, khi hết phổ thông các em có thể tham gia lao động hoặc tiếp tục theo học tại các trường nghề.

Mục tiêu của Bộ GD&ĐT khi đưa chương trình dạy nghề vào các trường phổ thông nhằm dạy nghề, hướng nghiệp cho học sinh, phân luồng học sinh phổ thông sang đào tạo nghề. Tuy nhiên, do những bất cập còn tồn tại, mới đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố dự thảo sửa đổi, bổ sung Quy chế tuyển sinh THCS và THPT.Khi quy chế mới chính thức được thông qua, học sinh có chứng chỉ nghề phổ thông sẽ không còn được cộng điểm khuyến khích khi tham dự kỳ thi tuyển sinh lớp 10. Điều chỉnh mới này sẽ phần nào hướng việc học nghề và dạy NPT đi vào thực chất.

Hạ Lan


Hạ Lan

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]