(vhds.baothanhhoa.vn) - Trong suốt thời gian qua, Báo Văn hóa và Đời sống đã đồng hành cùng với ngành GD&ĐT Thanh Hóa trên hành trình nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài, đào tạo nhân lực. Đồng thời tờ báo đã sát cánh cùng với các thầy cô giáo đi đến tận những bản làng vùng sâu, vùng xa, vùng giáp biên để ươm mầm, chắp cánh cho những ước mơ trẻ thơ bay xa. Nhân dịp kỷ niệm 30 năm ngày thành lập Báo VH&ĐS, Giám đốc Sở GD&ĐT Thanh Hóa Phạm Thị Hằng đã giành cuộc trao đổi xung quanh chủ đề này.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Đồng hành cùng nhà giáo vì sự phát triển giáo dục

Trong suốt thời gian qua, Báo Văn hóa và Đời sống đã đồng hành cùng với ngành GD&ĐT Thanh Hóa trên hành trình nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài, đào tạo nhân lực. Đồng thời tờ báo đã sát cánh cùng với các thầy cô giáo đi đến tận những bản làng vùng sâu, vùng xa, vùng giáp biên để ươm mầm, chắp cánh cho những ước mơ trẻ thơ bay xa. Nhân dịp kỷ niệm 30 năm ngày thành lập Báo VH&ĐS, Giám đốc Sở GD&ĐT Thanh Hóa Phạm Thị Hằng đã giành cuộc trao đổi xung quanh chủ đề này.

Giám đốc Sở GD&ĐT Thanh Hóa Phạm Thị Hằng.JPG

PV: Thanh Hóa là đất học, vì vậy, tất cả các cơ quan đều rất quan tâm đến công tác giáo dục. Trong đó, Báo VH&ĐS, một tờ báo gắn bó với nhà trường, đặc biệt là các trường ở vùng sâu, vùng xa. Bà có thể cho biết những nhìn nhận của bà về vai trò tuyên truyền của tờ báo?

Bà Phạm Thị Hằng: Trong nhiều năm qua, Báo VH&ĐS đã luôn đồng hành cùng với ngành giáo dục, kịp thời đưa tin, bài về chủ trương đường lối của Đảng, sự đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT và chính sách, pháp luật của Nhà nước trong lĩnh vực giáo dục; những hoạt động, thành tựu của ngành Giáo dục Thanh Hóa, đặc biệt là những tấm gương thầy, cô giáo đã không quản khó khăn, gian khổ để mang con chữ đến các em học sinh. Báo đã phát hành đến những vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn nhất của tỉnh, giúp cho những chủ trương, chính sách, những thay đổi lớn về GD&ĐT đến được với người dân; trở thành diễn đàn để giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục, học sinh, sinh viên; các chuyên gia, nhà khoa học, toàn thể nhân dân được biết, đóng góp ý kiến và cùng tham gia trong quá trình đổi mới giáo dục.

Bên cạnh việc đăng tải các thông tin liên quan đến ngành, Báo VH&ĐS còn làm tốt công tác vận động tài trợ, trao hàng trăm suất quà gồm tiền mặt và đồ dùng học tập cho các em học sinh nghèo vượt khó, học giỏi trên địa bàn toàn tỉnh. Đây là nguồn cổ vũ, động viên to lớn về cả vật chất lẫn tinh thần giúp cho các em học sinh nghèo có cơ hội tiếp tục nỗ lực vươn lên đạt thành tích cao trong học tập, đồng thời cổ vũ, động viên các cấp ủy chính quyền và nhân dân tiếp tục chăm lo hơn nữa cho sự nghiệp giáo dục của tỉnh nhà.

PV: Bên cạnh sự đồng thuận, ủng hộ, những ý kiến phản biện tâm huyết của toàn xã hội thông qua phản ánh của Báo VH&ĐS có giúp cho ngành giáo dục tỉnh nhà kịp thời điều chỉnh, hoàn thiện các chính sách, có quyết sách phù hợp hơn với tình hình thực tiễn không, thưa bà?

Bà Phạm Thị Hằng: Có thể nói, báo VH&ĐS đã luôn đồng hành, chia sẻ và tác động tới mọi hoạt động GD&ĐT. Những bài phản ánh trên Báo chính là tấm gương phản chiếu để những nhà quản lý giáo dục, đội ngũ nhà giáo soi dọi, lắng nghe và kịp thời điều chỉnh. Ngành giáo dục luôn trân trọng sự đồng hành này và mong rằng, Báo VH&ĐS sẽ tiếp tục có những hỗ trợ để mọi thông tin của ngành được thông suốt, có tác động tích cực đến dư luận xã hội, góp phần cùng với ngành Giáo dục Thanh Hóa xây dựng một môi trường giáo dục thân thiện, lành mạnh và tiếp tục phát triển.

Báo VH&ĐS trao quà cho các em học sinh nghèo học giỏi ở Trường Tiểu học Thạch Lâm, Thạch Thành. (Ảnh: P.V)

PV: Để thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 29 của Trung ương về đổi mới toàn diện GD&ĐT, bà mong muốn Báo VH&ĐS cần thực hiện thêm những gì?

Bà Phạm Thị Hằng: Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chương trình hành động của ngành về thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa XI) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, ngành giáo dục mong muốn báo chí tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ nhận thức trong đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và toàn xã hội về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của việc đổi mới GD&ĐT trong tình hình mới. Đồng thời mong muốn báo chí tăng cường tham mưu, đề xuất với các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể quan tâm chăm lo cho sự nghiệp GD&ĐT, khắc phục những khó khăn bất cập; tiếp tục tuyên truyền rộng rãi những thành tựu, kết quả đạt được của ngành giáo dục trong việc thực hiện Nghị quyết 29 của Đảng và những đóng góp của ngành đối với sự nghiệp phát triển KT-XH của tỉnh Thanh Hóa.

Giáo dục là cả một quá trình lâu dài, để có thể thực hiện thành công công cuộc đổi mới giáo dục, ngành giáo dục rất mong tiếp tục nhận được sự quan tâm phối hợp, hỗ trợ của các ban, ngành, đoàn thể, sự đồng hành kiên trì, niềm tin và sự động viên, chia sẻ của đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, các bậc phụ huynh, báo chí cũng như của toàn xã hội.

Với sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh; sự phối hợp, ủng hộ, đồng thuận của các cấp, các ngành, địa phương và nhân dân các dân tộc trong tỉnh; sự nỗ lực, quyết tâm của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh, sinh viên trong toàn ngành, ngành GD&ĐT Thanh Hóa nhất định sẽ hoàn thành xuất sắc các mục tiêu, nhiệm vụ về thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT đã đề ra.

PV: Xin trân trọng cảm ơn bà!

Linh Hương


Linh Hương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]