(vhds.baothanhhoa.vn) - Sinh thời, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói: “Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý, nghề sáng tạo nhất trong những nghề sáng tạo vì nó đã sáng tạo ra những con người sáng tạo”. Dân tộc ta từ xưa đã có truyền thống tôn sư trọng đạo: “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”. Trong Nhân dân luôn lưu truyền câu ca: “Muốn sang thì bắc cầu kiều/ Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy”. Điều đó nhắc nhở mỗi học sinh, phụ huynh và từng giáo viên luôn phải chuẩn mực trong ứng xử, để nghề dạy học ngày càng trở nên cao quý hơn.

Đừng làm tổn thương nghề cao quý

Sinh thời, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói: “Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý, nghề sáng tạo nhất trong những nghề sáng tạo vì nó đã sáng tạo ra những con người sáng tạo”. Dân tộc ta từ xưa đã có truyền thống tôn sư trọng đạo: “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”. Trong Nhân dân luôn lưu truyền câu ca: “Muốn sang thì bắc cầu kiều/ Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy”. Điều đó nhắc nhở mỗi học sinh, phụ huynh và từng giáo viên luôn phải chuẩn mực trong ứng xử, để nghề dạy học ngày càng trở nên cao quý hơn.

Đừng làm tổn thương nghề cao quýMinh họa: Hà Hiếu

Đành rằng, gần đây xuất hiện một số việc làm quá đà, thực dụng, không phù hợp với môi trường giáo dục ở một số nhà trường và nhà giáo, nhưng đó không phải là hình ảnh đại diện của ngành giáo dục. Những việc làm ấy đã được cơ quan quản lý giáo dục tiếp thu, từng bước chấn chỉnh, có biện pháp ngăn chặn. Vậy nhưng có những học sinh, phụ huynh thiếu kìm nén cảm xúc hoặc có động cơ khác, đã mượn những hiện tượng đó để nâng quan điểm, khiến nhiều người bị cuốn theo, từ đó trở thành vấn đề xã hội nóng bỏng.

Thời gian qua từng có những thông tin, hình ảnh xuất hiện trên mạng xã hội khiến nhiều người bức xúc, lên án, yêu cầu xử lý nghiêm khắc những cá nhân nhà giáo, tập thể giáo dục. Thế nhưng sau khi cơ quan chức năng vào cuộc xác minh, điều tra, bản chất sự việc lại không phải như thế hoặc không đến mức như thế, thậm chí có thông tin, hình ảnh bị ngụy tạo với mục đích xấu. Những tập thể, cá nhân là nạn nhân của thông tin giả dù được minh oan cũng sẽ rất khó để trở lại vẹn nguyên trên bục giảng, trong đó có những nhà giáo giỏi, tập thể sư phạm tốt.

Một môi trường giáo dục đã trải qua nhiều thế hệ gây dựng, vun đắp để có được thành quả như hôm nay càng đòi hỏi mỗi người phải nhìn nhận đúng mức, ứng xử phù hợp, để ngày càng nhân lên giá trị. Là nghề cao quý, nhưng nghề dạy học cũng là một trong những nghề dễ bị tổn thương. Sai phạm trong ngành giáo dục là có, nhưng việc góp ý, đấu tranh của xã hội với những sai phạm cần đúng mức, có phương pháp. Không nên thổi phồng, bôi đen, vơ vào những sai phạm, thậm chí ngụy tạo để quy kết cho toàn ngành chỉ nhằm thỏa mãn bức xúc với một cơ sở giáo dục hay một cá nhân.

Xã hội luôn cần sự đấu tranh để ngăn chặn, loại bỏ cái sai, nhưng việc đấu tranh cần trong khuôn khổ quy định của pháp luật. Nhất là việc đấu tranh sao cho những tập thể giáo dục và nhà giáo nhận ra cái sai để sửa sai mới là điều cần. Còn cố tình thổi phồng, ngụy tạo thông tin, sự việc, khiến nhìn đâu cũng thấy màu đen trong đời sống giáo dục, thì chính là chúng ta đang bôi bẩn chính mình, đi ngược lại lợi ích quốc gia. Ngày nhà giáo Việt Nam cũng là dịp để chúng ta ngẫm nghĩ, thêm tôn vinh nghề dạy học cao quý bằng những suy nghĩ, hành động và việc làm chuẩn mực, để cuộc sống ngày càng trở nên tốt đẹp hơn.

Lam Vũ



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]