(vhds.baothanhhoa.vn) - Chỉ trong vài ba ngày, liên tiếp là thông tin những vụ tự tử của các em học sinh. Là một người có con trong độ tuổi, quả thật ban đầu tôi chỉ nghe qua chứ không dám và cũng không muốn đọc. Nhưng với tốc độ chia sẻ chóng mặt trên mạng xã hội, những sự việc ấy đang gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh.

Đừng yêu cầu con thành người hoàn hảo

Chỉ trong vài ba ngày, liên tiếp là thông tin những vụ tự tử của các em học sinh. Là một người có con trong độ tuổi, quả thật ban đầu tôi chỉ nghe qua chứ không dám và cũng không muốn đọc. Nhưng với tốc độ chia sẻ chóng mặt trên mạng xã hội, những sự việc ấy đang gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh.

Đừng yêu cầu con thành người hoàn hảo

Đứa bạn tôi gọi điện hốt hoảng nói: “Mày để ý nhé, mấy hôm nay bọn nhỏ đang chia sẻ một truyện ngắn có bốn nhân vật đều chọn hình thức tự vẫn để kết thúc cuộc sống bế tắc, và có hai trường hợp trong đó chọn nhảy lầu. Làm cha mẹ thời này khó quá, lúc nào cũng phải lo lắng!”. Lời than vãn nghe có phần bất lực.

Câu chuyện những đứa trẻ ra đi khiến chúng ta tiếc thương và xót xa, nhưng chỉ vì một lá thư mang tính chủ quan không rõ ngọn nguồn của một đứa trẻ trong độ tuổi “ẩm ương” lại đang có dấu hiệu trầm cảm, mà lên án bố mẹ em ấy thì thật sự không nên chút nào. Mất con - là nỗi đau vô bờ không thể nguôi ngoai. Những đứa trẻ đã chết, nhưng bố mẹ chúng ở lại chắc gì còn sống đúng nghĩa được nữa. Vậy nên, đừng chà đạp và dằn hắt thêm lên nỗi đau tột cùng ấy. Tội lắm! Hãy nhìn vào sự việc ấy mà soi lại mình, xem lại cách đồng hành cùng con cái mình để chấn chỉnh, vậy thôi.

Tôi vẫn thường khuyên con chỉ cần học đúng sức, đúng lực, không cần phải vượt lên chính mình. Việc học là quá trình lâu dài, phải vừa sức mới không mệt mỏi, không nản lòng. Nhưng khi nghe ai đó nói không muốn con học giỏi, không muốn con đỗ đạt, hay hoàn toàn thờ ơ với những thành quả của con thì tôi tin chắc là đang dối lòng. Có bà mẹ nào không muốn hãnh diện vì một đứa con vừa ngoan lại vừa có thành tích học hành xuất sắc? Vấn đề là giữa cái chúng ta muốn và khả năng con trẻ có được là khoảng cách thế nào? Xin đừng “ép” các con phải gồng gánh sĩ diện của gia đình, trong khi sức học của con có hạn.

Người lớn chúng ta sẵn sàng chiều lòng đồng nghiệp, đón ý làm sếp vui, ra ngoài thì thoải mái cười sảng khoái với bạn bè, ăn nhậu từ sáng đến tối... Vậy tại sao khi về nhà, chúng ta lại mang bộ mặt mệt mỏi kiếm tiền, đe nẹt, đòi roi và kể chuyện “con nhà người ta”. Đừng so sánh, hay yêu cầu con cái trở thành người hoàn hảo, chúng cũng được quyền sai lầm và sửa chữa sai lầm, được quyền thua kém người này người kia.

“Lá vàng là bởi đất khô/Nhìn cây sửa đất nhìn con sửa mình”. Chúng ta đã vui mừng thế nào khi được cầm bàn tay bé xinh của trẻ, hạnh phúc khi con có mặt trong cuộc đời này. Xin hãy gìn giữ cảm xúc ấy để nắm tay con suốt cuộc đời, để chúng tin rằng, trong cuộc đời này, dẫu có chông gai, dẫu có khó khăn thì cũng không được vì ai, vì bất kỳ điều gì mà hủy hoại bản thân.

Chi Anh


Chi Anh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]