(vhds.baothanhhoa.vn) - Để góp phần đào tạo nguồn nhân lực, nhân tài cho đất nước, quê hương, những năm qua, ngành Giáo dục TP Thanh Hóa luôn chú trọng đến công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh năng khiếu, xem đó là nhiệm vụ trọng tâm trong công tác nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Giáo dục mũi nhọn TP Thanh Hóa: Thêm thành tích, thêm tự hào

Để góp phần đào tạo nguồn nhân lực, nhân tài cho đất nước, quê hương, những năm qua, ngành Giáo dục TP Thanh Hóa luôn chú trọng đến công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh năng khiếu, xem đó là nhiệm vụ trọng tâm trong công tác nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

Trao đổi với chúng tôi, Trưởng phòng GD&ĐT TP Thanh Hóa - ông Tạ Hồng Lựu cho biết: “Ngay khi chuẩn bị tổng kết và triển khai nhiệm vụ năm học mới, phòng đã xây dựng kế hoạch và hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ tuyển chọn và bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh năng khiếu ở cả 3 cấp học. Cụ thể, bậc mầm non sẽ tập trung vào việc tổ chức và tham gia Hội thi “Bé khỏe - Bé tài năng”; bậc tiểu học với hội thi “Tìm hiểu kiến thức An toàn giao thông; bậc THCS tập trung cho cuộc thi KHKT và thi học sinh giỏi 9 môn văn hóa”.

Để cho hiệu quả, phòng gắn công tác bồi dưỡng học sinh giỏi với các phong trào thi đua “Hai tốt”; “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”; “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”...; đồng thời đưa kết quả thi học sinh giỏi vào tiêu chí thi đua hàng năm của các nhà trường. Vì vậy, ngay từ đầu năm học, các trường đều tiến hành khảo sát năng lực học sinh nhằm giúp phát hiện và bồi dưỡng kịp thời những em có năng lực để làm cơ sở thành lập đội tuyển mũi nhọn sau này. Việc bồi dưỡng học sinh giỏi được các trường thực hiện dưới nhiều hình thức như: khuyến khích học sinh tham gia các kỳ thi học sinh giỏi, các sân chơi mang tính trí tuệ; các chương trình giao lưu CLB Toán, tiếng Anh...

Làm nên chất lượng mũi nhọn của TP Thanh Hóa có sự đóng góp lớn của thầy và trò Trường THCS Trần Mai Ninh.

Đặc biệt, với kỳ thi học sinh giỏi các môn văn hóa lớp 9, hàng năm, phòng đều tổ chức thi học sinh giỏi ngay từ lớp 8 để chuẩn bị cho việc thực hiện Kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi vào năm sau. Những giáo viên được bố trí làm công tác bồi dưỡng đội tuyển phải đảm bảo vừa có chuyên môn giỏi, vừa nhiệt tình, năng động, tâm huyết với nghề nghiệp. Bên cạnh đó, phòng thường tổ chức thường xuyên giao lưu với các đơn vị bạn để học hỏi, rút kinh nghiệm.

Nhờ những giải pháp đồng bộ kể trên mà chất lượng giáo dục mũi nhọn ở cả 3 cấp học của TP Thanh Hóa liên tục nằm trong “top” dẫn đầu toàn tỉnh. Năm học 2018 - 2019, ở bậc mầm non, thành phố có 6 cháu tham gia Hội thi “Bé khỏe - Bé tài năng cấp tỉnh” thì cả 6 cháu đều đạt kết quả xuất sắc. Bậc tiểu học có 9 học sinh đạt giải Nhất cấp tỉnh và 1 em đạt giải nhất Quốc gia “Tìm hiểu kiến thức an toàn giao thông”. Riêng với bậc THCS, tại kỳ thi học sinh giỏi các môn văn hóa lớp 9, toàn thành phố có 70/89 thí sinh đạt giải, xếp thứ 2 toàn tỉnh. Trong đó, nhiều môn thi như: Tiếng Anh, Vật lý... cả 10/10 em đều đạt giải. Đây cũng là năm ngành giáo dục thành phố đạt được thành tích cao tại cuộc thi Sáng tạo KHKT cấp tỉnh, cấp quốc gia. Cụ thể: có ¾ dự án của học sinh tham gia thi cấp tỉnh đạt giải và có 2 trong số đó được chọn tham gia thi Quốc gia. Với kết quả này, thành phố đã trở thành đơn vị đứng nhất toàn tỉnh khối THCS.

Năm học cũ khép lại cũng là lúc đặt ra cho năm học mới rất nhiều nhiệm vụ và thách thức mới. Nhưng tin rằng, với truyền thống “Dạy tốt, học tốt”, sự quan tâm của Thành ủy - HĐND - UBND thành phố, Sở GD&ĐT và Hội cha mẹ học sinh, chất lượng giáo dục mũi nhọn của TP Thanh Hóa sẽ ngày càng phát triển bền vững.

Ý Hạ


Ý Hạ

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]