(vhds.baothanhhoa.vn) - Trong khi hệ thống trường mầm non công lập đang trong tình trạng quá tải về cơ sở vật chất kỹ thuật, sỹ số học sinh/ lớp, giáo viên nhiều huyện thiếu so với yêu cầu thì các trường mầm non tư thục với sự đầu tư quy mô, bài bản thu hút sự quan tâm của phụ huynh có con nhỏ. Ngoài phương pháp giáo dục theo chuẩn của Bộ GD&ĐT thì một số trường hiện nay đang áp dụng các phương pháp giáo dục tiên tiến của nước ngoài. Trên thực tế, hướng đi này vẫn đang tạo nên nhiều luồng ý kiến khác nhau.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Mầm non tư thục với phương pháp giáo dục nước ngoài: Cần thêm định hướng

Trong khi hệ thống trường mầm non công lập đang trong tình trạng quá tải về cơ sở vật chất kỹ thuật, sỹ số học sinh/ lớp, giáo viên nhiều huyện thiếu so với yêu cầu thì các trường mầm non tư thục với sự đầu tư quy mô, bài bản thu hút sự quan tâm của phụ huynh có con nhỏ. Ngoài phương pháp giáo dục theo chuẩn của Bộ GD&ĐT thì một số trường hiện nay đang áp dụng các phương pháp giáo dục tiên tiến của nước ngoài. Trên thực tế, hướng đi này vẫn đang tạo nên nhiều luồng ý kiến khác nhau.

Nhiều trường MN ngoài công lập ra đời

Theo số liệu thống kê mới nhất của Sở GD&ĐT Thanh Hóa, trên địa bàn toàn tỉnh hiện nay ngoài 652 trường mầm non công lập vào năm học 2017 - 2018 thì có thêm 19 trường mầm non ngoài công lập với tổng số 5.734 cháu, trong đó mẫu giáo 4.925 cháu, nhà trẻ 1.307 cháu. Các trường mầm non ngoài công lập tập trung chủ yếu ở khu vực TP Thanh Hóa, một số ít khác nằm ở TX Bỉm Sơn, huyện Triệu Sơn, huyện Tĩnh Gia. Dự báo về quy mô dân số, hệ thống trường mầm non ngoài công lập có thể phải cần tới 81 trường mới tính từ nay đến năm 2020.

Nhờ đẩy mạnh công tác xã hội hóa, cơ sở vật chất của các trường mầm non ngoài công lập đa số tốt, đầy đủ trang thiết bị đồ dùng dạy học, nhiều trường đạt chuẩn quốc gia như: Trường MN Tân Phú Khang, Họa Mi, Ngôi nhà hạnh phúc, Vietkids (TP Thanh Hóa); Ngọc Trạo, Bé Ngoan (TX Bỉm Sơn). Theo đánh giá chung của Sở GD&ĐT, hiện nay các trường đều đang hoạt động dạy và học đảm bảo theo các quy định của Bộ GD&ĐT, chất lượng giáo dục, chăm sóc trẻ đảm bảo. Trên tinh thần đổi mới GD&ĐT, tại một số trường mầm non, đặc biệt là các trường quốc tế hiện nay đang áp dụng các phương pháp giáo dục mới có nguồn gốc từ nước ngoài, điển hình là phương pháp Montessori của Nhật Bản.

Phương pháp giáo dục ở bậc mầm non được nhiều phụ huynh quan tâm.

Tottochan Montessori là một ngôi trường nhỏ được thành lập chưa lâu trên địa bàn TP Thanh Hóa áp dụng phương pháp giáo dục Montessori theo quan điểm coi trẻ là trọng tâm. Theo nhà trường, giáo viên ở Tottochan luôn tôn trọng trẻ, có kỹ năng quan sát trẻ để thấu hiểu trẻ, xây dựng bài học phù hợp riêng cho từng trẻ, giáo dục trẻ với phương châm tự do trong kỷ luật, khiến trẻ tự tin trong giao tiếp, độc lập trong suy nghĩ và hành động... Với phương châm và cách làm như trên, ngôi trường mang phương pháp Montessori vào hệ thống mầm non Thanh Hóa này được nhiều bậc phụ huynh tin tưởng.

Phụ huynh Lê Hường, hiện có con theo học tại ngôi trường này chia sẻ: “Ngôi trường này tuy nhỏ nhưng chất lượng rất tốt”. Còn nói về phương pháp giáo dục Montessori, chị Đinh Thị Thoa cho rằng: “phương pháp giáo dụcnhư của một nhà giáo dục Nhật Bản với cuốn sách nổi tiếng “Tôttôchan cô bé ngồi bên cửa sổ" là niềm mơ ước của tuổi thơ mình về phương pháp giáo dục”. Với những ưu điểm của mình, các trường mầm non ngoài công lập nói chung, trong đó có các trường áp dụng phương pháp giáo dục mới nói riêng đang thu hút nhiều phụ huynh gửi con em vào trường, tuy mức học phí tại những trường này khá cao so với trường công lập.

Cần sự định hướng

Bên cạnh những quan điểm như trên, việc áp dụng phương pháp giáo dục mới vào chăm sóc, nuôi dạy trẻ lứa tuổi nhà trẻ và mầm non cũng tạo nên một luồng ý kiến trái ngược. Có ý kiến cho rằng việc áp dụng các phương pháp giáo dục của nước ngoài, cụ thể là phương pháp Montessori yêu cầu giáo viên phải có trình độ chuyên môn cao, như vậy mới có thể phát huy tác dụng ưu việt của phương pháp này đối với trẻ. Trong khi đây là một phương pháp mới được áp dụng ở Thanh Hóa, điều này cũng chính là mối quan tâm của nhiều bậc phụ huynh có con trong độ tuổi mầm non. Chị Phạm Huyền (Đông Vệ, TP Thanh Hóa) cho hay: “Mình nghe qua cũng rất hứng thú với những phương pháp giáo dục tiên tiến, tuy nhiên khi tất cả còn quá mới mẻ, mình lại chưa có hiểu biết về phương pháp này thì cũng còn phân vân khi chọn trường cho con”.

Trên quan điểm của một giáo viên làm cán bộ quản lý nhiều năm trong ngành giáo dục mầm non, cô Nguyễn Thị Dung - Hiệu trưởng Trường MN Hoa Anh Đào (TP Thanh Hóa) cho rằng: “Mình là người Việt Nam thì trước tiên nên học phương pháp giáo dục của người Việt, còn ngoài ra có thể lồng ghép các phương pháp giáo dục khác cho phù hợp”.

Với những quan điểm chưa đồng nhất về việc sử dụng phương pháp giáo dục nước ngoài vào làm phương pháp chính trong trường mầm non, đây vẫn là vấn đề được phụ huynh quan tâm và hơn hết cần sự định hướng của chính ngành giáo dục.

Nguyên Mai


Nguyên Mai

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]